Thị trường   •   Thứ năm, 29/02/2024, 11:16 AM

Phát triển đô thị xanh - Xu thế tất yếu

Theo Bộ Xây dựng, tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức thấp, chỉ từ 2 - 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hợp quốc là 10 m2/người và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 - 25m2/người. Từ thực tế này, việc phát triển đô thị theo hướng xanh là xu thế tất yếu để giải quyết những thách thức lớn trong quá trình phát triển đô thị.

Cơ quan quản lý Nhà nước cần có các cơ chế ưu đãi cụ thể đối với công trình xanh sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

Phát triển đô thị không đồng đều giữa các vùng, miền

Việt Nam đã và đang trải qua quá trình đô thị hóa và phát triển nhanh chóng. Tốc độ đô thị hóa đã tăng lên từ 30,5% năm 2010, lên hơn 42,6% vào năm 2023 và vẫn đang trong xu hướng tăng. Mục tiêu đạt tối thiểu 45% vào năm 2025, trên 50% đến năm 2030.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 10/2023 cả nước có 902 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị.

Mỗi năm, ước tính các đô thị Việt Nam có thêm từ 1 đến 1,3 triệu dân. Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, thay đổi sự phân bố dân cư.

Nhìn nhận về vấn đề này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, diễn ra không đồng đều giữa các vùng miền, tạo ra nhiều thách thức lớn.

Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng đô thị thiếu tính đồng bộ khiến đô thị hóa diễn ra tự phát, không có quy hoạch dẫn đến một số đô thị thiếu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, mất cảnh quan đô thị..., gây tác động tiêu cực tới môi trường sống, nhất là tại khu vực thành phố, do quá tải cơ sở hạ tầng đô thị, an ninh xã hội không đảm bảo, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường…

Thách thức trên cho thấy, dưới những tác động thấy rõ khi một số tỉnh, thành phố tại Việt Nam liên tục đứng top đầu về ô nhiễm không khí khiến người dân ngày càng “khát" không gian xanh. Đặc biệt là thế hệ trẻ với điều kiện sống và có ý thức hơn về giá bị bền vững.

Nhưng với tốc độ đô thị hóa hiện nay, những không gian xanh, mặt nước đang ngày càng thu hẹp và vắng bóng trong môi trường đô thị Việt Nam.

Theo Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), tỷ lệ cây xanh trên mỗi người dân tại các đô thị của Việt Nam ở mức thấp, chỉ từ 2 - 3 m2/người, trong khi chỉ tiêu xanh tối thiểu của Liên Hợp quốc là 10m2/người và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới từ 20 - 25m2/người. Như vậy, tỷ lệ cây xanh đô thị của Việt Nam chỉ bằng 1/5 - 1/10 của thế giới.

Phát triển đô thị xanh - xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh đó, phát triển đô thị xanh trở thành mô hình được người dân ưa chuộng, sớm định hình là xu hướng tất yếu của tương lai.

Các chủ đầu tư có tiềm lực đang đầu tư đáng kể vào không gian xanh trobg khi nhận thức của bản thân người mua nhà về tiêu chí chọn lựa chỗ ở cũng đã có những thay đổi. Yếu tố khoảng cách và giá cả đã dần không còn là tiêu chí hàng đầu khi lựa chọn thuê, mua nhà.

Người mua nhà hiện nay chú trọng hơn vào phong cách sống, môi trường sống và hệ thống tiện ích nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Họ sẵn sàng trả thêm tiền và đi xa hơn để được thỏa mãn các nhu cầu nói trên.

Trước nhu cầu thực tế đó, nhiều chủ đầu tư đã tiên phong phát triển bất động sản xanh là các khu đô thị đáng sống bậc nhất. Đến thời điểm hiện tại, các dự án đô thị xanh, chú trọng vào tiện ích, sức khỏe con người và môi trường xung quanh đang trở thành mối quan tâm hàng đầu với lượng bán tốt vượt trội so với những dự án khác.

Tuy nhiên, số lượng dự án thực tế vẫn khiêm tốn so với nhu cầu và số lượng những dự án được xây dựng trong suốt thập niên vừa qua. Bởi nhiều chủ đầu tư muốn làm công trình xanh nhưng chưa có kinh nghiệm.

Nhiều chủ đầu tư lo ngại việc xây dựng và phát triển công trình xanh sẽ khiến chi phí đầu tư tăng 20- 30%, thậm chí cao hơn.

Trong khi, thực tế, theo các nghiên cứu trên thế giới, công trình xanh đòi hỏi tăng vốn đầu tư 3 - 8% so với đầu tư thông thường, nhưng sẽ tiết kiệm được từ 15 - 30% năng lượng sử dụng, giảm 30 - 35% lượng khí thải carbon, tiết kiệm từ 30 - 50% lượng nước sử dụng, 50 - 70% chi phí xử lý chất thải.

Bên cạnh đó, nhiều người dân chưa nhận thức chính xác về công trình xanh, là sơ hở cho nhiều chủ đầu tư trục lợi, mượn nhãn dự án bất động sản xanh để quảng bá nhằm gia tăng khả năng thu hút, xoay vòng vốn và mở rộng diện khách hàng.

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam, VARS cho rằng, cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm xây dựng và triển khai thực hiện quy trình đánh giá, chứng nhận, cấp chứng chỉ cho vật liệu, thiết bị, công trình xanh bằng các con số, định lượng cụ thể.

Đồng thời, cần có các cơ chế ưu đãi cụ thể đối với công trình xanh sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả để thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển công trình xanh.

Các doanh nghiệp cũng cần kịp thời định vị lại sản phẩm phát triển để được hưởng lợi từ những ưu đãi và nhu cầu sống xanh ngày càng tăng.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho các đối tượng liên quan về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, sử dụng các thiết bị thân thiện với môi trường...

PV
Theo Tạp chí Tài chính online

Khu đô thị An Phú - An Khánh: Chuyển công an điều tra sai phạm

TCDN - Thanh tra Tp.HCM chuyển hồ sơ về dấu hiệu vi phạm của HDTC trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Khu đô thị An Phú - An Khánh sang Cơ quan CSĐT để tiếp tục làm rõ và xử lý.

Bà Rịa-Vũng Tàu: Điểm tên 8 dự án nhà ở xã hội chậm tiến độ

Thị trường   •   Thứ ba, 07/05/2024, 10:30 AM
Hiện có 8 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trong số 17 dự án NOXH trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2023-2025 đang chậm tiến độ.

Dòng kiều hối sẽ đổ mạnh vào bất động sản

Thị trường   •   Thứ sáu, 03/05/2024, 15:44 PM
Lượng kiều hối về Việt Nam mỗi năm tương đương với giá trị 10.000 căn hộ cùng với đó là sự cởi mở từ Luật Đất đai 2024 được cho là trợ lực cho thị trường bất động sản thời gian tới.

Giá biệt thự, nhà phố ở Tp.HCM vượt 400 triệu đồng/m2

Thị trường   •   Thứ sáu, 03/05/2024, 15:44 PM
Ở Tp.HCM, trong quý 1 giá biệt thự và nhà liền thổ tăng gần 10% theo năm, bình quân 407 triệu đồng mỗi m2, theo công ty dịch vụ bất động sản JLL.

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô

Thị trường   •   Thứ năm, 02/05/2024, 13:09 PM
TCDN - Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Nhà thổ cư 2-4 tỷ đồng có sức hút lớn nhất

Thị trường   •   Thứ năm, 02/05/2024, 10:39 AM
Số lượt quan tâm đối với nhà thổ cư 2-4 tỷ đồng trên thị trường bất động sản tăng mạnh nhất do đáp ứng nhu cầu của phần lớn người dân.