Đời sống   •   Thứ tư, 02/02/2022, 09:27 AM

Chợ Việt xưa và nay: Sầm uất chợ Giầu

Nói đến các chợ ở vùng Kinh Bắc, không thể không kể đến chợ Giầu. Từ thế kỷ XV, chợ Giầu đã khá sầm uất. Và ngày nay, đây vẫn là một địa chỉ kinh doanh nổi tiếng cả vùng.

Một góc chợ ở Bắc Ninh thời Pháp thuộc. Ảnh: Tư liệu

Đất nghề đất chợ

2021 là một năm đặc biệt với người dân vùng đất Từ Sơn khi ngày 1/11, thị xã Từ Sơn chính thức trở thành thành phố, với định hướng là đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ của tỉnh Bắc Ninh. Không chỉ nổi tiếng là nơi phát tích của nhà Lý và đến nay vẫn bảo tồn được cụm di tích lịch sử văn hóa đền Đô – nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, Từ Sơn từ xưa đã nổi tiếng là vùng đất của làng nghề.

Theo cuốn sách Lịch sử huyện Tiên Sơn xuất bản tháng 10/1994, những làng nghề chuyên chú vào rèn đúc kim loại có thể kể đến Đa Hội, Trang Liệt, đáp ứng nhu cầu về nông cụ và vật dụng cho cả một vùng nông thôn rộng lớn. Những làng tằm tơ, dệt vải lụa như Tam Sơn, Hồi Quan, Tiêu Long nổi tiếng khắp các tỉnh lân cận. Các làng Vĩnh Kiều, Tiêu Sơn nung được gạch hoa, ngói lợp có chất lượng ít nơi bì kịp. Các làng Hương Mạc, Phù Khê nổi tiếng về đồ gỗ chạm. Các làng Đình Bảng, Phù Lưu làm đồ sơn mài. Vải nhuộm ở Đình Bảng, bột xay ở Tam Sơn.

Nguyên nhân xuất hiện hệ thống làng nghề khá đồ sộ từ xưa và nhiều nơi còn lưu giữ tới tận ngày nay là cả một câu chuyện dài liên quan đến vấn đề trị thủy sông Hồng, sông Đuống. Rõ nhất là dưới thời Nguyễn, đê vỡ, sông bị bồi lấp gây nên lụt lội triền miên. Mặc dù được đắp đê, khơi đào, đổi dòng nhiều đoạn sông nhưng việc trị thủy vẫn chưa thực sự thành công. Đứng trước tình hình đê điều như thế, năm 1852, tổng đốc Hà Ninh là Nguyễn Đăng Giai đã có bản điều trần và nhân đó đã xuất hiện phái đòi phá bỏ đê và phái giữ đê, đấu tranh rất gay gắt trong triều. Cuối cùng, phái đòi giữ đê thắng thế. Tuy nhiên, việc trị thủy sau đó cũng nhiều lần gặp thất bại.

Do từ rất sớm đã ở vào khu vực đất chật người đông, thiên tai đe dọa, sản xuất nông nghiệp bấp bênh nên người dân Từ Sơn đã phải phát huy cao độ tinh thần năng động, sáng tạo và sự tài khéo của mình để đầu tư sang nghề thủ công. Nhìn chung từ xưa, hầu như ở mỗi làng xóm trên đất Từ Sơn đều có vài ba nghề phụ làm suốt năm chứ không phải chỉ lúc nông nhàn.

Bên cạnh những yếu tố về địa lý và phong thủy gắn liền với các truyền thuyết dân gian, việc có nhiều làng nghề với nhiều vật phẩm thủ công cũng là yếu tố quan trọng khiến hoạt động buôn bán ở Từ Sơn diễn ra rất sôi nổi từ xưa tới nay. Trước hết là những sản phẩm dư thừa (thóc gạo, hoa màu, thực phẩm) được trao đổi, thông thương bởi một hệ thống chợ làng, chợ chùa, chợ đình, chợ nghè dày đặc họp lúc sáng, khi trưa hoặc xế chiều. Dần dần nông sản cùng với vật phẩm thủ công trở thành hàng hóa.

Nói đến các chợ ở vùng Kinh Bắc nói chung và Từ Sơn nói riêng, không thể không kể đến chợ Giầu (nay thuộc địa phận phường Đông Ngàn, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Chợ Giầu trước đây còn gọi là chợ Phù Lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “Chợ Phù Lưu ở huyện Đông Ngàn, buôn bán đông đúc, là một chợ lớn trong tỉnh”. Từ thế kỷ XV, chợ Phù Lưu đã khá sầm uất. Chợ chia ra thành nhiều khu gồm có: phố chợ trên bán nông cụ chạy dài từ cửa đình đến cổng làng, phố chợ giữa bán lụa là gấm vóc, phố chợ dưới bán các loại đồ đồng, đồ gỗ, đồ sắt, đồ sành, tre nứa, chè thuốc. Lại có chợ họp ở đình, chùa, nhà bia chuyên bán vải vóc, tơ lụa, bông sợi; chợ họp ở đầu đình bán gạo; chợ họp ở sân đình, sân chùa bán trầu cau, hoa quả. Ngoài ra còn có chợ bán hàng thịt và thực phẩm, chợ bán gia cầm.

Khát vọng “Giầu”

Chợ Phù Lưu buôn bán nhiều mặt hàng, có sức hút mạnh đối với thương nhân tận Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội. Chợ họp 1 tháng 6 phiên và đông vui nhất là buổi áp phiên, khách ở xa ngủ lại qua đêm. Phù Lưu còn hình thành chợ gia súc từ khá sớm, trên một khu đất rộng chừng hai mẫu có đắp nhiều bệ đất, chôn cọc để buộc trâu bò và buộc rọ lợn. Trâu bò được lái buôn phần lớn là người Đồng Kỵ mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên… bán lại cho người trong vùng hoặc các tỉnh Hà Đông, Hưng Yên, Phúc Yên trước kia.

Chợ Giầu dần dần được chuyển từ trong làng Phù Lưu ra ngoài làng, nơi có vị trí rộng hơn để hình thành chợ bách hóa của vùng Từ Sơn. Đến những năm 2000, chợ Giầu được đầu tư, xây dựng lại. Bà N.T.M, 93 tuổi, bán vải ở chợ Giầu từ năm 1951, cho biết: “Ngày xưa chợ Giầu mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 4, 9, 14, 19, 24, 29 âm lịch. Bên này dãy cầu hàng, bên kia dãy cầu hàng, chia thành từng ô một, mỗi ô bán một loại hàng, thường là hàng tấm (vải vóc), hàng xén (kim, chỉ, hương, lược…), hàng rau, hàng cá, hàng hành… Ngày xưa không có vải như bây giờ, chủ yếu là vải đường lấy từ Ninh Hiệp và một số nơi khác, khổ 40 phân. Cả chồng vải đường đứng lên kín đầu. Mỗi người một lều, một gian, chỉ tạm bợ, che mưa che nắng chứ không xi măng cốt thép như bây giờ”.

Theo bà N.T.M, ngày xưa chợ Giầu to nhất Từ Sơn, các nơi đổ về. Không chỉ nhộn nhịp buôn bán các mặt hàng trên, các nơi còn kéo nhau về để mua trâu, mua lợn. Ai có tiền thì đến chợ Giầu mua lòng trâu, lòng bò về xáo, nhưng chủ yếu là mua trâu về cày. “Thật thà đâu kể lái trâu, yêu nhau đâu kể nàng dâu mẹ chồng. Lái trâu không thật thà được, mẹ chồng nàng dâu thì ít yêu thương nhau”, bà N.T.M ví von.

Hiện nay, chợ Giầu được chia làm 2 khu. Một khu là chợ Giầu cũ, hoạt động buôn bán diễn ra rất sôi động với đa dạng các loại mặt hàng, trong đó nổi bật hơn cả là hàng vải vóc, đồ khô, giày dép, hàng sắt… Một khu là chợ Giầu mới (trung tâm thương mại chợ Giầu) do tư nhân xây dựng, vắng vẻ hơn, hầu như chỉ có các ki-ốt bên ngoài mặt đường lớn hoạt động.

Là nơi buôn bán sầm uất của thành phố Từ Sơn nên giá bất động sản ở khu vực này rất cao. Anh D.Q.T cho biết giá đất sát chợ Giầu hoặc khu vực mặt đường Lê Quang Đạo (đường lớn nằm bên cạnh chợ Giầu) hiện nay vào khoảng 130 triệu đồng/m2, thậm chí với mức giá này, các hộ gia đình kinh doanh sát chợ Giầu còn “lắc đầu” vì nơi đây buôn bán, kiếm tiền rất tốt. Giá mua ki-ốt tại khu chợ Giầu mới cũng không hề rẻ dù vắng vẻ hơn. Thời kỳ đầu, giá một ki-ốt ngoài mặt đường vào khoảng 1 tỷ đồng trong 50 năm, đến nay đã lên khoảng 2 tỷ đồng. Những năm gần đây, đối diện chợ Giầu qua đường Lê Đăng Đạo còn hình thành khu shophouse có tên “Phố chợ Kinh Bắc”. Theo tìm hiểu, dự án này có diện tích khoảng 8.800 m2 với 38 lô shophouse. Mặc dù chưa chính thức mở bán nhưng dự án này phần nào cho thấy mức độ sầm uất xung quanh khu vực chợ Giầu.

Minh Tâm

Chợ Việt xưa và nay: Phố Đầm, ‘thủ phủ’ buôn bán một thời của xứ Thanh

Phố Đầm thuộc làng Quảng Ích, xã Xuân Thiên (Thọ Xuân, Thanh Hóa) từng là khu phố cổ buôn bán sầm uất bậc nhất của xứ Thanh những năm đầu thế kỷ XX. Qua biến thiên thời gian, Phố Đầm không còn vóc dáng của một phố thị trên bến dưới thuyền, nhưng những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm vẫn như đang kể lại câu chuyện về Phố Đầm xưa.

Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập CLB Thái Cực Đông Gia quận 3: Chặng đường phát triển vững mạnh

Đời sống   •   Thứ tư, 20/11/2024, 23:20 PM
Ngày 20-11 tại Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (quận 3), bộ môn Đông Gia Thái Cực thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao Quận 3 đã tổ chức chương trình kỷ niệm 29 năm thành lập với sự tham gia của hơn 300 vận động viên. Đây là một trong những CLB thể thao nổi bật của TP.HCM, đã và đang đóng góp tích cực vào phong trào thể dục thể thao của quận và thành phố.

CLB Phóng viên Đời sống – Xã hội quyên góp hơn 100 triệu đồng hướng về đồng bào vùng bão lũ

Đời sống   •   Thứ hai, 16/09/2024, 10:32 AM
Với tinh thần thiện nguyện, Câu lạc bộ Phóng viên Đời sống Xã hội TP.HCM đã phối hợp với đội bóng Jade Royal và các nhà tài trợ tổ chức trận đấu bóng đá mang tên “Một trái tim, triệu yêu thương”. Sự kiện nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ.

Kết thúc Cuộc đua xe đạp Về Điện Biên Phủ - 2024 Cúp Báo Quân Đội nhân dân: Phạm Lê Xuân Lộc giành 4 danh hiệu cá nhân chung cuộc.

Đời sống   •   Thứ hai, 06/05/2024, 08:01 AM
Chiều 5/5, giải đã kết thúc sau khi các tay đua thi đấu chặng 5 chạy 17 vòng quanh TP.Điện Biên Phủ dài 40,8 km, với chiến thắng thuộc về tay đua Nguyễn Văn Bình (TP.HCM Vinama) khi rút thắng trước tốp đông ở chặng đua cuối, tay đua trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân Đội) đã giành cả 4 danh hiệu cá nhân chung cuộc của giải và đội Dược Domesco Đồng Tháp đã bảo vệ thành công chức vô địch đồng đội.

Chặng 4 Cuộc đua xe đạp Về Điện Biên Phủ - 2024 Cúp Báo Quân Đội nhân dân: Các danh hiệu lại thay đổi

Đời sống   •   Thứ bảy, 04/05/2024, 15:33 PM
Sáng 04/5, các tay đua thi đấu chặng 4 từ TP.Sơn La đi TP.Điện Biên Phủ (Điện Biên) dài 155 km, với tay đua trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân Đội) đã giành lại danh hiệu áo vàng và chắc chắn giành giải áo chấm đỏ - vua leo núi sau khi vượt qua hai đèo Pha Đin và Tằng Quái. Đội Dược Domesco Đồng Tháp đã làm cuộc lật đổ ở 10 km cuối để vượt qua đội TP.HCM và vươn lên dẫn đầu giải đồng đội sau chặng đua quyết định này. Tay đua Nguyễn Hướng (Le Fruit Đồng Nai) đã rút thắng trước tốp đi đầu dể giành chiến thắng chặng, về nhất với thành tích 4h 11’53” - tốc độ trung bình 36, 922 km/h.

FedEx hợp tác mang dịch vụ chăm sóc sức khỏe tim mạch miễn phí đến cho trẻ em nông thôn Việt Nam

Đời sống   •   Thứ bảy, 04/05/2024, 10:05 AM
FedEx Express, công ty con của Tập đoàn FedEx Corp. (NYSE: FDX), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới phối hợp với Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) năm thứ 13 liên tiếp triển khai Chương trình 'FedEx Mang Nhịp Đập Đến Trái Tim' tạo điều kiện cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại các vùng nông thôn Việt Nam được thăm khám và điều trị y tế miễn phí.