Đời sống   •   Thứ ba, 01/02/2022, 14:01 PM

Chợ Việt xưa và nay: Chợ người Việt ở châu Âu

Có thể nói người Việt ở nước ngoài chỉ kém một chút so với người Hoa và vượt qua người Ấn, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Pakistan... Điều đặc biệt là cộng đồng người Việt thường sống quần tụ xung quanh những khu chợ do chính những “soái” của cộng đồng mình xây dựng nên, nay được khoác một cái tên mới thời thượng là “Trung tâm thương mại”...

Trung tâm thương mại Incentra tại Nga, một địa điểm kinh doanh nổi tiếng của người Việt.

Khi chưa có dịp sang châu Âu, qua bản nhạc “Phiên chợ Ba Tư” tôi hình dung ra cảnh tượng chợ phiên phương Tây như một bức tranh mô tả bằng nhạc. Theo đó là tiếng đoàn lạc đà của công chúa cùng các tùy tùng từ xa, tiến dần đến chợ, tiếp đến là tiếng của nhiều người ăn xin ngồi dọc đường, cảnh nghệ nhân tung hứng biểu diễn, rồi tiếng kèn của người bán rắn…

Điều này khác xa với những phiên chợ của người Việt vẫn tồn tại bên những ngôi làng cổ kính đặc trưng của nền văn minh lúa nước.

Rồi tôi cũng có dịp đi xuyên châu Âu, từ đông sang Tây để tìm hiểu về văn hoá chợ của xứ này nhưng những cảnh trong “Phiên chợ Ba Tư” nay chỉ còn trong truyền thuyết và hoài niệm. Thay vào đó là siêu thị bạt ngàn mênh mông đa quốc tịch và chợ của người Việt.

Có thể nói người Việt ở nước ngoài chỉ kém một chút so với người Hoa và vượt qua người Ấn, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Pakistan... Điều đặc biệt là cộng đồng người Việt thường sống quần tụ xung quanh những khu chợ do chính những “soái” của cộng đồng mình xây dựng nên, nay được khoác một cái tên mới thời thượng là “Trung tâm thương mại”. Nếu như ở Moscow người Việt có Trung tâm thương mại Incentra thì ở Ba Lan có Wolka Kosowska, ở Cộng hoà Séc có trung tâm Sapa, ở Berlin, Đức có Trung tâm thương mại Đồng Xuân…

Hai năm trước, trong chuyến công tác sang Ba Lan, tôi được Nguyễn Hoàng Tuyển, một “soái” của người Việt ở Warsawa chở đi thăm đời sống của cộng đồng người Việt ở đây. Đông đảo nhất chính là khu ngoại ô Wolka Kosowska, cách trung tâm thủ đô Warszawa độ 3 chục cây số. Đây là một tổ hợp Trung tâm thương mại và chợ của người Việt, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Litva và cả Ba Lan.

Ông Tuyển giải thích: Đầu những năm 90 thế kỷ trước, khi hệ thống XHCN ở Đông Âu tan rã, theo đó là sự khan hiếm của hàng hoá. Người Việt vốn có truyền thống với văn hoá chợ đã nhanh chóng ship hàng từ Việt Nam sang bán kiếm chênh lệch. Do chính sách cấm đoán, những du học sinh và những người lao động chủ yếu đóng hàng theo kiểu “xách tay” rồi sang Ba Lan bán rong ở những nơi đông người.

Tụ điểm đầu tiên của những người Việt mưu sinh chính là sân vận Động Warsawa, đặc biệt là trong những ngày có sự kiện thể thao. Rồi cũng từ đó người Việt thuê đất xây kiot tạo thành khu chợ trời lớn nhất châu Âu hồi đó. Kéo theo sự tập trung đông người buôn bán là môi trường cho giới xã hội đen từ các nơi đổ về. Trước tình hình đó, chính quyền thành phố quyết định dẹp bỏ khu chợ trời, trả lại sân vận động Warszawa cho các hoạt động thể thao.

Quyết định là vậy nhưng vẫn còn một khoảnh đất nhỏ độ vài ngàn mét do nhà nước không thoả thuận được với chủ đất nên vẫn còn mấy trăm hộ người Việt buôn bán ở đây. Một số doanh nhân Việt Nam đã cùng nhau mua khu đất tại Wolka Kosowska và xây thành những khu trung tâm thương mại với một quần thể hoàn chỉnh gồm kiot bán hàng, hệ thống dịch vụ khép kín từ nhà hàng, tiệm tóc quầy đổi tiền, chuyển tiền và cả khu vực nhà trọ cho cộng đồng người Việt.

Trung tâm thương mại này được hoàn thành từ năm 2002, khu chợ sân vận động cũ được chuyển về đây, và có lẽ là khu chợ của người Việt lớn nhất ở châu Âu giải quyết việc làm cho khoảng 10 ngàn người.

Ông Trần Anh Tuấn, một doanh nhân ở khu Wolka Kosowska, hiện là Chủ tịch Hội người Việt tại Ba Lan cho biết: Người Việt ở Ba Lan từ chỗ là một cộng đồng phức tạp, bị chính quyền bản địa phân biệt đối xử, nay đã có cơ sở làm ăn đàng hoàng, hoạt động có nền nếp và đóng thuế rất lớn cho khu Wolka Kosowska nên được chính quyền rất tôn trọng. Một số người đủ điều kiện đã được Nhà nước Ba Lan cho nhập quốc tịch, được mời tham gia vào các hiệp hội của địa phương. Một số khác chưa đủ điều kiện nhập tịch cũng được cấp giấy phép cư trú có thời hạn và được hưởng một số phúc lợi như người dân bản địa. Đặc biệt hơn, Nhà nước Ba Lan đã cấp đất cho cộng đồng người Việt xây chùa Nhân hoà và tổ chức tế lễ theo tập quán của người Việt.

Ngoài mặt hàng truyền thống là quần áo, giày dép, nông sản nhiệt đới, dịp giáp Tết, vào khu chợ người Việt còn xuất hiện thêm nhiều sản phẩm truyền thống như: Bánh chưng, dưa hành, giò chả và cả những cành đào, cành mai ngày Tết.

Khác với Trung tâm thương mại Wolka Kosowska, chợ của người Việt ở Berlin mang một cái tên thuần Việt: Trung tâm thương mại Đồng Xuân. Những người Việt ở Đức vẫn gọi đây là “chợ Đồng Xuân”.

Đi xuyên châu Âu, gặp người bản địa bất đồng ngôn ngữ nhưng khi đến đến Đồng Xuân là thấy mình như đang ở quê hương. Ts Lê Lương Cẩn, người Việt định cư ở Berline cho biết: Chợ Đồng Xuân Berlin trước là một nhà máy cơ khí quốc doanh. Bức tường Berlin sụp đổ, kéo theo đó là sự thua lỗ của nhiều doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nhân Nguyễn Văn Hiền (1957) sang Đông Đức lao động lúc được 30 tuổi. Hai năm sau khi bức tường Berlin sụp đổ thì ông ở lại làm ăn buôn bán tự do. Năm 2003, ông Hiền đã mua lại Nhà máy cơ khí thua lỗ và vay tiền xây trung tâm thương mại Đồng Xuân ngay trên nền nhà xưởng cũ.

Tố Nga từng là cán bộ của đoàn văn công Hà Tây, gặp thời khốn khó đã sang Đức theo con đường xuất khẩu lao động rồi phát huy nghề truyền thống của gia đình là gói bánh chưng. Hàng năm vào dịp Noel, chị bắt đầu mở xưởng gói bánh và cung cấp cho chợ Đồng Xuân. Bình quân mỗi phút một chiếc bánh, có ngày chị gói được cả ngàn cái. Nhờ nghề này, mỗi dịp giáp Tết, chị và người nhà kiếm được cả trăm ngàn Euro. Trừ chi tiêu chị còn dành dụm được tiền gửi về quê hỗ trợ gia đình mà còn sắm được xe hơi, mua nhà ở Đức.

Mỗi khi Tết đến, Xuân về Đồng Xuân Berlin không khác gì chợ Đồng Xuân Hà Nội. Điều đáng nói là chợ Đồng Xuân không chỉ thu hút đông đảo người Việt tới mua sắm mà còn là điểm đến của người Đức bản địa và người của các nước khác đến thưởng thức hương vị Việt Nam. Tấp vào một quán bia hơi theo phong cách Hà Nội, chúng tôi bắt gặp rất nhiều thanh niên da trắng tóc vàng uống bia và nhâm nhi món xúc xích mang thương hiệu Vissan.

Nếu như Đồng Xuân được ông Hiền dựng lên từ một nhà máy làm ăn thua lỗ thì Trung tâm thương mại Sapa ở Praha lại được xây dựng trên ngọn đồi ở khu Prague 4, cách trung tâm thủ đô Prague (Czech) độ chục cây số. Trung tâm thương mại Sapa được biết đến như một Việt Nam thu nhỏ tại trái tim châu Âu. Đây không chỉ là địa điểm kinh doanh buôn bán mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ thể thao của bà con người Việt tại Czech.

Trung tâm thương mại Sapa Praha, thành lập từ năm 1999, với diện tích 35 hecta vẫn được bà con gọi là “chợ Sapa”. Nơi đây có siêu thị hàng bách hoá, thực phẩm, nhà hàng, trường mầm non và cả trụ sở của báo Quê Việt. Ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Séc cho biết: Từ khi thành lập chợ Sapa, cộng đồng người Việt đã có địa điểm làm ăn hợp pháp, tuân theo pháp luật của nước sở tại. Thu nhập của bà con ở chợ không lớn như vài chục năm về trước nhưng khá ổn định, mỗi tháng cũng kiếm được vài ngàn Euro.

Sự có mặt của người Việt khiến cho việc cung cấp các dịch vụ thương mại, hàng hoá cho người bản địa một cách đa dạng hơn. Ghi nhận cống hiến của người Việt, ngày 03/07/2013, chính phủ Séc đã công nhận người Việt là một dân tộc trong Hội đồng Dân tộc Thiểu số Quốc gia.

Với quy chế dân tộc thiểu số, cộng đồng người Việt tại Séc được đối xử bình đẳng và được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để phát triển về văn hóa, truyền thống và đặc biệt là ngôn ngữ của dân tộc mình. Tại các địa phương có nhiều người Việt Nam sinh sống, trẻ em có thể được học kiến thức bằng tiếng Việt.

Với xấp xỉ 1 triệu người Việt sinh sống ở châu Âu, đây là một bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc Việt Nam. Phần lớn người Việt mưu sinh ở các Trung tâm thương mại do người Việt đầu tư xây dựng. Đây là những đầu mối quan trọng để hàng hoá Việt Nam có cơ hội đến với các thị trường EU và thế giới. Hơn thế người Việt đã mang văn hoá chợ Việt tham gia vào các nước phương Tây và góp phần làm phong phú thêm nền văn hoá bản xứ.

Phan Thế Hải

Tết xưa rộn ràng ở làng cổ Đường Lâm

Gần 30 Đại sứ và đại diện các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã có chuyến tham quan Làng cổ Đường Lâm và trải nghiệm không khí Tết cổ truyền tại đây.

Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập CLB Thái Cực Đông Gia quận 3: Chặng đường phát triển vững mạnh

Đời sống   •   Thứ tư, 20/11/2024, 23:20 PM
Ngày 20-11 tại Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (quận 3), bộ môn Đông Gia Thái Cực thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao Quận 3 đã tổ chức chương trình kỷ niệm 29 năm thành lập với sự tham gia của hơn 300 vận động viên. Đây là một trong những CLB thể thao nổi bật của TP.HCM, đã và đang đóng góp tích cực vào phong trào thể dục thể thao của quận và thành phố.

CLB Phóng viên Đời sống – Xã hội quyên góp hơn 100 triệu đồng hướng về đồng bào vùng bão lũ

Đời sống   •   Thứ hai, 16/09/2024, 10:32 AM
Với tinh thần thiện nguyện, Câu lạc bộ Phóng viên Đời sống Xã hội TP.HCM đã phối hợp với đội bóng Jade Royal và các nhà tài trợ tổ chức trận đấu bóng đá mang tên “Một trái tim, triệu yêu thương”. Sự kiện nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ.

Kết thúc Cuộc đua xe đạp Về Điện Biên Phủ - 2024 Cúp Báo Quân Đội nhân dân: Phạm Lê Xuân Lộc giành 4 danh hiệu cá nhân chung cuộc.

Đời sống   •   Thứ hai, 06/05/2024, 08:01 AM
Chiều 5/5, giải đã kết thúc sau khi các tay đua thi đấu chặng 5 chạy 17 vòng quanh TP.Điện Biên Phủ dài 40,8 km, với chiến thắng thuộc về tay đua Nguyễn Văn Bình (TP.HCM Vinama) khi rút thắng trước tốp đông ở chặng đua cuối, tay đua trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân Đội) đã giành cả 4 danh hiệu cá nhân chung cuộc của giải và đội Dược Domesco Đồng Tháp đã bảo vệ thành công chức vô địch đồng đội.

Chặng 4 Cuộc đua xe đạp Về Điện Biên Phủ - 2024 Cúp Báo Quân Đội nhân dân: Các danh hiệu lại thay đổi

Đời sống   •   Thứ bảy, 04/05/2024, 15:33 PM
Sáng 04/5, các tay đua thi đấu chặng 4 từ TP.Sơn La đi TP.Điện Biên Phủ (Điện Biên) dài 155 km, với tay đua trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân Đội) đã giành lại danh hiệu áo vàng và chắc chắn giành giải áo chấm đỏ - vua leo núi sau khi vượt qua hai đèo Pha Đin và Tằng Quái. Đội Dược Domesco Đồng Tháp đã làm cuộc lật đổ ở 10 km cuối để vượt qua đội TP.HCM và vươn lên dẫn đầu giải đồng đội sau chặng đua quyết định này. Tay đua Nguyễn Hướng (Le Fruit Đồng Nai) đã rút thắng trước tốp đi đầu dể giành chiến thắng chặng, về nhất với thành tích 4h 11’53” - tốc độ trung bình 36, 922 km/h.

FedEx hợp tác mang dịch vụ chăm sóc sức khỏe tim mạch miễn phí đến cho trẻ em nông thôn Việt Nam

Đời sống   •   Thứ bảy, 04/05/2024, 10:05 AM
FedEx Express, công ty con của Tập đoàn FedEx Corp. (NYSE: FDX), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới phối hợp với Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) năm thứ 13 liên tiếp triển khai Chương trình 'FedEx Mang Nhịp Đập Đến Trái Tim' tạo điều kiện cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại các vùng nông thôn Việt Nam được thăm khám và điều trị y tế miễn phí.