Đời sống   •   Thứ ba, 01/02/2022, 14:10 PM

Chợ Việt xưa và nay: Phố Đầm, ‘thủ phủ’ buôn bán một thời của xứ Thanh

Phố Đầm thuộc làng Quảng Ích, xã Xuân Thiên (Thọ Xuân, Thanh Hóa) từng là khu phố cổ buôn bán sầm uất bậc nhất của xứ Thanh những năm đầu thế kỷ XX. Qua biến thiên thời gian, Phố Đầm không còn vóc dáng của một phố thị trên bến dưới thuyền, nhưng những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm vẫn như đang kể lại câu chuyện về Phố Đầm xưa.

Một ngôi nhà kiến trúc Pháp còn sót lại tại chợ Đầm

Một thời trên bến dưới thuyền

Theo các tài liệu cổ được UBND xã Xuân Thiên sưu tầm, Xuân Thiên trước kia là một điểm buôn bán sầm uất với hai địa danh nổi tiếng là bến đò Đầm và chợ Đầm. Từ thế kỷ XIX, nơi đây là một vùng trù phú, thu hút nhiều người ở các nơi như Nam Định, Hà Nam, Phú Thọ, Hà Tĩnh, thậm chí cả người Thái Lan, Trung Quốc di cư đến làm nhà và buôn bán.

Về tên gọi chợ Đầm, Phố Đầm, hiện có nhiều cách giải thích khác nhau. Giả thiết phổ biến hơn cả là thời bấy giờ có một số ma-đam (madame) là vợ các công chức người Pháp về đây mở cửa hiệu buôn bán, chủ yếu là mua các mặt hàng nông sản, lâm sản, dược liệu quý chuyển về Pháp. Chữ “đầm” là cách gọi chệch của chữ “ma-đam”, nghĩa là phố có các cửa hiệu của các bà đầm. Một số tư liệu khác ghi lại rằng, người Quảng Ích chủ yếu là buôn bán. Từ năm 1907, số doanh thương ngày một nhiều lên, hai bên đường nhà ở san sát, nhiều nhà 2 tầng kiến trúc Á - Âu được xây dựng, tạo nên bộ mặt phố phường đông đúc, từ đấy được gọi là phố Đầm.

Chia sẻ với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Ngô Doãn Luyến, Phó chủ tịch xã Xuân Thiên, cho biết ở buổi ban đầu, với địa thế sông sâu, bãi thoải, chợ Đầm được lập trên các bãi bồi để người buôn bán bằng thuyền từ các nơi về đây trao đổi buôn bán. Với địa thế “cận giang”, nơi đây là điểm giao thương giữa miền núi với đồng bằng. Chợ mỗi tháng họp 6 phiên vào ngày mùng 5 và mùng 10, nổi tiếng trong vùng với những mặt hàng thủ công tinh xảo, những lâm, thủy sản ở miền ngược và miền xuôi tập trung về. Ở đây, các nghề thủ công cũng rất phát triển như: nề, nhuộm, đan lát, may mặc, kim hoàn, sành gốm, nồi đất, gạch ngói.

Tuy nhiên, qua thời gian, vì nhiều lí do về tự nhiên và xã hội, Phố Đầm không còn giữ được vai trò là vị trí trung tâm của vùng. Khi điều kiện tự nhiên, xã hội không còn là lợi thế, người dân Phố Đầm đã di cư đến những vùng đất mới. Việc nhiều người dân rời đi đã khiến các ngôi nhà ở Phố Đầm không có người ở. Qua thời gian, các kiến trúc biệt thự kiểu Pháp cũng dần hư hao.

Phố Đầm nay còn gì?

Ghi nhận thực tế, những công trình kết cấu nên khu phố Đầm gồm có: kiến trúc đình, đền, nhà thờ công giáo, nhà thờ họ và nhà ở. Riêng đối với kiến trúc nhà ở, phổ biến nhất là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng kiểu nhà ống hoặc xây theo kiểu biệt thự hai tầng. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau.

Với lối thiết kế đông – tây kết hợp, kiến trúc nhà tại đây gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Trong đó, gian chính giữa ngôi nhà ở tầng hai làm nơi đặt bàn thờ tổ tiên, 2 bên là hoành phi, câu đối sơn thếp rực rỡ. Tầng hai thường lát bằng ván, cầu thang bằng gỗ tốt chạm trổ hoa văn tinh xảo, được kết cấu theo kiểu nhà trên, nhà dưới, nhà ngang, nhà bếp liên hoàn với nhau bằng hệ thống cửa liên thông. Nội thất ngôi nhà chia ra nhiều buồng: buồng ngủ, buồng ăn gắn liền bếp, buồng khách, thiết kế có lò sưởi, ban công rộng rãi, mát mẻ về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Theo chị Trần Thị Thực, công chức văn hoá xã Xuân Thiên, trước những năm 70, xã Xuân Thiên có khoảng 100 ngôi nhà cổ, tập trung phổ biến ở phố Đầm, nhưng hiện nay chỉ còn gần 20 ngôi nhà giữ được gần nguyên dáng cổ xưa và các đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Trong đó có 2 ngôi nhà do địa phương quản lý. Những ngôi nhà cổ xưa này đều mang nét kiến trúc hai tầng mái đỏ. Nhà được xây bằng tường gạch nung và vôi, mái ngói đất sét nung, trần nhà được làm bằng lim, tiêu biểu như nhà của gia đình bà Cao Thị Đức (hơn 90 tuổi) - một trong những gia đình vẫn giữ nguyên vẹn ngôi nhà cổ. Chị Trần Thị Thực cho biết, ngôi nhà cổ này có tuổi đời hơn 100 năm.

Những ngôi nhà cổ ở phố Đầm, xã Xuân Thiên có nhiều giá trị về mặt văn hóa lịch sử, kiến trúc và có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Thế nhưng, chị Trần Thị Thực cho biết trải qua nhiều năm sử dụng và chưa được khảo sát để công nhận là di tích, việc bảo tồn gặp nhiều khó khăn, nhiều ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.

Lê Ngà

Chợ Việt xưa và nay: Mai vàng và áo dài chợ Tết Huế

Nói đến Tết Việt là phải nói đến chợ Tết. Muốn có Tết thì phải có chợ Tết. Chợ Tết không phải là chợ thông thường, dù vẫn tấp nập mua bán, tấp nập hơn chợ thường ngày rất nhiều, tới mức người ta phải nói “Đông như chợ Tết”, mà còn được nâng lên thành đặc sản, thành văn hóa.

Lễ kỷ niệm 29 năm thành lập CLB Thái Cực Đông Gia quận 3: Chặng đường phát triển vững mạnh

Đời sống   •   Thứ tư, 20/11/2024, 23:20 PM
Ngày 20-11 tại Nhà thi đấu Hồ Xuân Hương (quận 3), bộ môn Đông Gia Thái Cực thuộc Trung tâm Văn hóa - Thể thao Quận 3 đã tổ chức chương trình kỷ niệm 29 năm thành lập với sự tham gia của hơn 300 vận động viên. Đây là một trong những CLB thể thao nổi bật của TP.HCM, đã và đang đóng góp tích cực vào phong trào thể dục thể thao của quận và thành phố.

CLB Phóng viên Đời sống – Xã hội quyên góp hơn 100 triệu đồng hướng về đồng bào vùng bão lũ

Đời sống   •   Thứ hai, 16/09/2024, 10:32 AM
Với tinh thần thiện nguyện, Câu lạc bộ Phóng viên Đời sống Xã hội TP.HCM đã phối hợp với đội bóng Jade Royal và các nhà tài trợ tổ chức trận đấu bóng đá mang tên “Một trái tim, triệu yêu thương”. Sự kiện nhằm kêu gọi cộng đồng chung tay đóng góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ.

Kết thúc Cuộc đua xe đạp Về Điện Biên Phủ - 2024 Cúp Báo Quân Đội nhân dân: Phạm Lê Xuân Lộc giành 4 danh hiệu cá nhân chung cuộc.

Đời sống   •   Thứ hai, 06/05/2024, 08:01 AM
Chiều 5/5, giải đã kết thúc sau khi các tay đua thi đấu chặng 5 chạy 17 vòng quanh TP.Điện Biên Phủ dài 40,8 km, với chiến thắng thuộc về tay đua Nguyễn Văn Bình (TP.HCM Vinama) khi rút thắng trước tốp đông ở chặng đua cuối, tay đua trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân Đội) đã giành cả 4 danh hiệu cá nhân chung cuộc của giải và đội Dược Domesco Đồng Tháp đã bảo vệ thành công chức vô địch đồng đội.

Chặng 4 Cuộc đua xe đạp Về Điện Biên Phủ - 2024 Cúp Báo Quân Đội nhân dân: Các danh hiệu lại thay đổi

Đời sống   •   Thứ bảy, 04/05/2024, 15:33 PM
Sáng 04/5, các tay đua thi đấu chặng 4 từ TP.Sơn La đi TP.Điện Biên Phủ (Điện Biên) dài 155 km, với tay đua trẻ Phạm Lê Xuân Lộc (Quân Đội) đã giành lại danh hiệu áo vàng và chắc chắn giành giải áo chấm đỏ - vua leo núi sau khi vượt qua hai đèo Pha Đin và Tằng Quái. Đội Dược Domesco Đồng Tháp đã làm cuộc lật đổ ở 10 km cuối để vượt qua đội TP.HCM và vươn lên dẫn đầu giải đồng đội sau chặng đua quyết định này. Tay đua Nguyễn Hướng (Le Fruit Đồng Nai) đã rút thắng trước tốp đi đầu dể giành chiến thắng chặng, về nhất với thành tích 4h 11’53” - tốc độ trung bình 36, 922 km/h.

FedEx hợp tác mang dịch vụ chăm sóc sức khỏe tim mạch miễn phí đến cho trẻ em nông thôn Việt Nam

Đời sống   •   Thứ bảy, 04/05/2024, 10:05 AM
FedEx Express, công ty con của Tập đoàn FedEx Corp. (NYSE: FDX), một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới phối hợp với Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) năm thứ 13 liên tiếp triển khai Chương trình 'FedEx Mang Nhịp Đập Đến Trái Tim' tạo điều kiện cho trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh tại các vùng nông thôn Việt Nam được thăm khám và điều trị y tế miễn phí.