Đời sống   •   Thứ năm, 28/10/2021, 09:22 AM

Con đường kinh doanh của doanh nhân Lê Viết Lam - ông chủ kín tiếng của Sun Group

Gây dựng nên một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân nổi tiếng nhất Việt Nam, nhưng ông Lê Viết Lam lại vô cùng kín tiếng.

Khởi nghiệp nơi xứ người

Doanh nhân Lê Viết Lam sinh năm 1969 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1987, với thành tích học tập xuất sắc tại khoa Cơ khí năng lượng dệt của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ông được cử sang Nga học tập theo chương trình đào tạo của Nhà nước và lấy bằng thạc sĩ tại Moscow.

Sau khi tốt nghiệp vào năm 1992, ông không về nước, do cảm thấy khó tìm thấy công việc phù hợp. Ở lại nơi xứ người, chàng thanh niên trẻ Lê Viết Lam đã quyết định bước vào con đường kinh doanh với mơ ước tích lũy được ít vốn cho tương lai, vừa đỡ đần gia đình, vừa tự lo và tạo được sức bật cho bản thân khi về nước.

Doanh nhân Lê Viết Lam khi còn ở bên Nga

Ban đầu, việc kinh doanh của ông cũng không mấy khả quan. Ông cùng với những người bạn của mình thuê một phòng tại DOM 5 - trung tâm thương mại nổi tiếng của người Việt lúc bấy giờ và nhập hàng hóa về bán. Tuy nhiên, thị phần ở Moscow của ông Lê Viết Lam quá nhỏ và không đủ sức cạnh tranh với những doanh nghiệp đã ra đời từ trước đó, có mối quan hệ làm ăn tốt hơn với nguồn vốn kinh doanh dồi dào. Do đó, ông quyết định chuyển về khu vực Kharkov.

Năm 1993, ông Lam cùng ông Phạm Nhật Vượng và một nhóm thanh niên trẻ lập ra chợ Barabarosha để thực hiện hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa và cũng tự tạo thị trường riêng cho mình. Đến tháng 8 cùng năm, với sự chung sức của những cựu du học sinh Đông Âu và cũng là những người thành công sau này như tỷ phú Phạm Nhật Vượng, bà Phạm Thị Hương, bà Phạm Thúy Hằng, ông Lê Viết Lam thành lập Công ty Technokom. Ban đầu, công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đóng gói, chủ yếu là kinh doanh mì ăn liền Mivina.

Vài năm sau, Technokom dần mở rộng các sản phẩm thương hiệu Mivina trên thị trường Ukraine như các loại gia vị (trong đó có loại chứa muối i-ốt giúp phòng bệnh); mì sợi (mì trứng không chiên), mì ngọt tẩm hương vị hoa quả… Với chiến lược kinh doanh vững chắc và không ngừng triển khai tuyên truyền quảng cáo, ban lãnh đạo công ty đã đưa Technokom từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành "đế chế" hùng mạnh. Technokom được đánh giá là đơn vị top đầu ngành hàng thực phẩm ăn nhanh, có doanh thu bình quân 150 triệu USD/năm và được định giá lên tới 1 tỷ USD trước khi bán lại cho Nestle.

Năm 1998, ông Lê Viết Lam và một vài đồng sự quyết định tách ra thành lập Sun Group, tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Quyết định này đã mở ra con đường thành công của ông Lê Viết Lam với hàng loạt dự án bất động sản có tiếng tại Nga như siêu thị thực phẩm đầu tiên của người Việt - SunMart, công viên nước trong nhà lớn nhất - Jungle hay khách sạn 4 sao đầu tiên của người Việt - SunLight. Điển hình nhất của Sun Group là dự án Làng Thời Đại. Đây là một trong những tòa nhà đẹp nhất Kharkov và là nơi sinh sống của 300 gia đình người Việt.

Dự án Làng Thời Đại tại Nga

Đầu tư mạnh tay vào bất động sản nghỉ dưỡng

Năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu diễn ra tại Hoa Kỳ, Ukraine cũng bị ảnh hưởng, nền kinh tế có sự suy thoái. Thời điểm đó, ông Lê Viết Lam đưa “đứa con” của mình trở về Việt Nam. Với tiềm lực kinh tế từ trước đó, khi về nước, ông Lam nhanh chóng "đổ bộ" vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng ở khu vực Đà Nẵng.

Khi ấy, khu vực ông lựa chọn ở Đà Nẵng cũng chưa sôi nổi như hiện tại, người dân còn nhiều khó khăn và tình hình kinh tế xung quanh không có sự nổi bật. Tuy vậy, ông Lam cũng không ngại khó, chọn nơi đây để đặt bước chân đầu tiên và đúng như kỳ vọng, dự án Bà Nà Hills đã mang đến danh tiếng cho ông và tập đoàn.

Đây là tổ hợp dự án với hệ thống cáp treo dài kỷ lục hơn 5.801m, tổng kinh phí hơn 30 triệu euro (hơn 34 triệu USD), làng Pháp với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD cùng công viên Fantasy (Fantasy Park) thuộc top 5 công viên trong nhà lớn nhất châu Á. Chỉ hai năm sau, tuyến cáp treo Suối Mơ – Bà Nà và Debay- Morin được đưa vào vận hành đã xác lập hai kỷ lục thế giới, chính thức mở ra khu quần thể vui chơi, nghỉ dưỡng đẳng cấp hàng đầu Việt Nam.

Cầu Vàng ở Bà Nà Hills

Công trình kiến trúc khác khiến Bà Nà nổi danh toàn cầu chính là Cầu Vàng. Với thiết kế được nhận định là “kinh điển”, “chưa từng có” bởi nhiều du khách và giới chuyên gia, cây cầu có hình dáng như một dải lụa vàng được nâng đỡ bởi đôi bàn tay khổng lồ rêu phong như mọc ra từ vách núi, Cầu Vàng đã khiến thế giới phải ngả mũ thán phục với nhiều bài báo ngợi ca. Cầu Vàng đã đứng đầu trong danh sách “Kỳ quan mới của thế giới” do tờ Daily Mail của Anh bình chọn.

Không dừng lại ở đó, ông Lam tiếp tục tạo ra điểm sáng bên bờ sông Hàn khi đầu tư dự án công viên châu Á (Asia Park) với tổng mức đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Công viên nằm trên diện tích đất khoảng 89ha, là khu công viên vui chơi giải trí hàng đầu tại Đông Nam Á.

Một góc công viên châu Á

Năm 2020, công viên châu Á đã được nâng cấp, đầu tư cải tạo trở thành trung tâm vui chơi giải trí về đêm hấp dẫn bậc nhất miền Trung với hệ thống quán bar đẳng cấp, những khu trò chơi có thưởng mới hiện đại, tổ hợp chợ đêm, khu mua sắm và đặc biệt là quảng trường mới với sức chứa trên 10.000 người, sân khấu quy mô lớn hướng tới việc trở thành địa điểm tổ chức các sự kiện tầm cỡ.

Trong giai đoạn từ năm 2009 - 2012, Sun Group đã góp phần thay đổi diện mạo của Đà Nẵng, đưa Đà Nẵng trở thành thành phố du lịch với những công trình đẳng cấp quốc tế. Bên cạnh những khu vui chơi giải trí, ông Lê Viết Lam đã mở rộng thêm các công trình bất động sản khác nhằm phục vụ khách du lịch và phủ rộng thương hiệu tập đoàn tại Đà Nẵng như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River, Premier Village Danang Resort.

Theo đà phát triển, Sun Group tiếp tục tiến tới thị trường tiềm năng Hạ Long. Tại đây, Sun Group đã triển khai tổ hợp dự án công viên Đại Dương tại thành phố Hạ Long với vốn đầu tư lên tới 6.000 tỷ đồng.

Điểm đặc biệt của dự án này là hệ thống cáp treo “xuyên” vịnh Hạ Long và quần thể công viên trên đỉnh núi Ba Đèo và một vòng quay khổng lồ cao khoảng 200-250m so với mực nước biển, quan sát được toàn cảnh vịnh Hạ Long và thành phố Hạ Long.

Năm 2017, Sun Group xây dựng chuỗi thương hiệu riêng cho các công trình tổ hợp công viên, khu vui chơi giải trí Sun World bao gồm: Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonder, Sun World Halong Complex và Sun World Fansipan Legend.

Sun World Hạ Long

Với chiến lược tập trung vào những “điểm nóng” nhiều cơ hội và khả năng khai thác du lịch, ông Lê Viết Lam và Sun Group đều từng bước đầu tư vào những tỉnh thành ven biển. Sau khi xây dựng được cơ ngơi đồ sộ ở Đà Nẵng và Hạ Long, Sun Group hướng tới bãi biển Phú Quốc.

Tại đây, tập đoàn đã thực hiện đầu tư các dự án nghỉ dưỡng cao cấp như Premier Village Phú Quốc, Premier Residences Phú Quốc Emerald Bay, Shophouse Phú Quốc. Đặc biệt, Sun Group còn rót vốn để xây dựng khách sạn nghỉ dưỡng 6++ JW Marriott nhằm thay đổi diện mạo cho khu vực và thu hút phân khúc cao cấp.

Những dự án hạ tầng nghìn tỷ

Bên cạnh phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng, khu vui chơi, Sun Group hiện tại đang sở hữu hai dự án cảng quốc tế đều thuộc khu vực Quảng Ninh. Trước đó, Quảng Ninh là điểm ông Lê Viết Lam chọn để đầu tư du lịch. Việc phát triển cảng quốc tế khu vực này sẽ là động lực thúc đẩy cho hoạt động của các bất động sản trong tay Sun Group càng thêm sôi nổi. Tuy có phần kín tiếng nhưng trong cuộc chạy đua để nắm được hai dự án lớn đó, Sun Group lại vượt qua các đối thủ khác.

Đặc biệt trong dự án cảng hàng không Vân Đồn, “ông lớn” của bất động sản nghỉ dưỡng đã vượt qua hàng loạt nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài tên tuổi như Công ty Joinus Việt Nam, Posco E&C và Tổng công ty CHK Hàn Quốc vốn theo đuổi dự án đã nhiều năm. Dự án khởi công vào năm 2016, hoàn thiện năm 2018 tại huyện Vân Đồn với diện tích 325ha, tổng giá trị đầu tư hơn 7.400 tỷ đồng. Đây cũng là cảng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, có vị trí giao thương chiến lược tại khu vực phía Bắc.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn

Đến năm 2017, Sun Group tiếp tục khởi công dự án cảng tàu khách quốc tế ở trung tâm Bãi Cháy, gần tổ hợp Sun World Halong Complex. Đây là công trình giao thông bến cảng cấp đặc biệt và là cảng tàu khách du lịch quốc tế chuyên biệt đầu tiên của Việt Nam. Cảng tàu khách gồm hai khu vực: cảng quốc tế đón các tàu lớn, du thuyền quốc tế siêu sang và cảng nội địa đón tàu đi thăm Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Dự án hoàn thiện năm 2018 với tổng mức đầu tư 1.100 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2018, tại thị trường bất động sản Hà Nội, Sun Group hoàn thiện Sun Grand City Ancora Residence. Dự án thực hiện trên diện tích 22.000m2 với tổng giá trị đầu tư 2.733 tỷ đồng. Sun Grand City Ancora Residence sở hữu tầm nhìn panorama sông Hồng cùng vị trí đắc địa ngay tại trung tâm phố cổ Hà Nội. Tới năm 2019, Sun Grand City Thụy Khuê cũng hoàn thành sau 4 năm thực hiện, tích hợp với trung tâm thương mại Sun Plaza ở khối đế.

Mới đây, tập đoàn cũng đã cho ra mắt dự án Sun Riverside Village ở Sầm Sơn, Thanh Hóa. Sun Riverside Village tọa lạc tại điểm giao thoa của 3 dòng chảy mặt sông Đơ, nhánh của sông Mã, đổ ra biển Sầm Sơn. Dự án có quy mô 29ha và đề án cải tạo sẽ triển khai vào năm 2022. Dự án được Sun Group kỳ vọng trở thành “thánh địa thượng lưu bên sông” như ở Singapore, Paris, London.

Sau hơn 10 năm phát triển tại Việt Nam, Tập đoàn Sun Group có 51 công ty thành viên, hơn 4.000 cán bộ nhân viên và tổng số 113 dự án. Theo thông tin trên website của Sun Group, chủ tịch hiện tại là ông Đặng Minh Trường, nguyên phó chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc Sun Group.

Chủ tịch HĐQT Sun Group Đặng Minh Trường

Theo các nguồn tin, việc chuyển đổi quyền lực này đã diễn ra từ tháng 1 năm 2019. Tuy nhiên, phía Tập đoàn Sun Group và ông Lê Viết Lam chưa có công bố chính thức nào về lý do ông rút khỏi HĐQT.

Đặng Quyên

Chặng 24 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Ê kíp Đồng Tháp giành chiến thắng tại quê nhà

Đời sống   •   Thứ hai, 29/04/2024, 15:19 PM
Sáng 29/4, đoàn đua thi đấu chặng 24 từ TP.Long Xuyên đi TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) dài 90 km, với nỗ lực của thoát đi của ba tay đua thuộc hai ê kíp Đồng Nai và Quân Khu 7 để giành được thứ hạng tại hai giải thưởng dọc đường. Quyết tâm của ê kíp Đồng Tháp đã thành công khi đã làm đầu máy kéo tốp đông để bắt lại ba tay đua đi đầu khi còn cách đích đến gần 20 km, qua đó đưa tay đua chủ lực Trần Tuấn Kiệt (Dopagan Đồng Tháp) về vị trí thuận lợi và xuất sắc rút thắng trước tốp đông ngay tại đích đến, về nhất với thành tích 2h 10”33” - tốc độ trung bình 41, 363 km/h.

Chặng 23 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Petr Rikonov giành chiến thắng chặng lần thứ 10 ngay tại sân nhà

Đời sống   •   Chủ nhật, 28/04/2024, 12:58 PM
Sáng 28/4, đoàn đua thi đấu tiếp chặng 23 từ TP.Cần Thơ đi TP.Long Xuyên (An Giang) dài 77 km, với nỗ lực của 4 tay đua thuộc hai ê kíp Đồng Nai và Đồng Tháp tấn công để thoát đi để giành được thứ hạng tại giải thưởng dọc đường. Ê kíp An Giang đã làm đầu máy kéo tốp để bắt lại tốp đi đầu và đưa đoàn đua về đích cùng nhau để tranh chấp thứ hạng. Tay đua áo vàng Petr Rikunov (Tập đoàn Lộc Trời An Giang) đã có lần thứ 10 giành chiến thắng tại sân nhà khi rút thắng trước đối thủ Martin Laas (620 Châu Thới Vĩnh Long), về nhất với thành tích 1h 49’54” - tốc độ trung bình 42, 038 km/h.

Chặng 22 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Ê kíp Vĩnh Long đã có chiến thắng chặng lần thứ 7

Đời sống   •   Thứ bảy, 27/04/2024, 14:19 PM
Sáng 27/4, đoàn đua thi đấu tiếp chặng 22 từ TP.Mỹ Tho đi Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long và về đích tại TP.Cần Thơ dài 136 km, với nỗ lực thoát đi của 12 tay đua không có thứ hạng cao để tranh chấp thứ hạng tại hai giải thưởng dọc đường. Ê kíp Vĩnh Long đã làm đầu máy kéo từ sau khi đoàn đua đi hơn 80 km để bắt lại các tay đua đi đầu và đưa đoàn đua về đích cùng nhau để tranh chấp thứ hạng. Tay đua Martin Laas (620 Châu Thới Vĩnh Long) đã có chiến thắng chặng thứ 7 tại giải khi rút thắng trước tốp đông, về nhất với thành tích 3h 14’25” - tốc độ trung bình 41, 972 km/h.

Chặng 21 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Màn solo ấn tượng của Nguyễn Trúc Xinh, Petr Rikunov giành chiến thắng chặng lần thứ 9

Đời sống   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 13:58 PM
Sáng 26/4, đoàn đua thi đấu tiếp chặng 21 từ TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) đi TP.HCM - Long An và về đích tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) dài 112 km, với nỗ lực thoát đi của 12 tay đua không có thứ hạng cao để tranh chấp thứ hạng tại hai giải thưởng dọc đường. Màn solo đi hơn 20 km của tay đua Nguyễn Trúc Xinh (TP.HCM Vinama) để đi về đích một mình đã không thành khi bị tốp đông kéo bắt lại khi chỉ còn cách đến đến hơn 2 km. Tay đua áo vàng Petr Rikunov (Tập đoàn Lộc Trời) đã có chiến thắng chặng thứ 9 tại giải khi rút thắng trước tốp đông, về nhất với thành tích 2h 50’30” - tốc độ trung bình 39, 413 km/h.

Chặng 20 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM: Ê kíp áo lính đã có chiến thắng đầu tay sau chặng đua dài

Đời sống   •   Thứ năm, 25/04/2024, 13:09 PM
Sáng 25/4, đoàn đua thi đấu tiếp chặng 20 từ TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) đi TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) dài 155 km, với 8 tay đua đi đầu đã thoát đi và cùng nhau tranh chấp tại hai giải thưởng dọc đường. Tốp đi đầu này đã đi về đích đến thành công sau nỗ lực đi hơn 120 km, và tay đua Nguyễn Văn Nhã (Quân Khu 7) đã đem về chiến thắng đầu tiên cho ê kíp áo lính khi rút thắng trước hai ngoại binh Mihkel Raim (620 Nông nghiệp - Vĩnh Long) và Savva Novikov (Nhựa Bình Minh - Bình Dương) ngay tại đích đến, còn ê kíp An Giang đã kéo tốp đông về đích đến cùng nhau, qua đó bảo vệ thành công cho tay đua áo vàng Petr Rikunov (Tập đoàn Lộc Trời An Giang) sau chặng đua dài.