Doanh nghiệp - Dự án   •   Thứ hai, 18/10/2021, 12:10 PM

Soi năng lực Bất động sản Mỹ, Oleco-NQ và May-Diêm Sài Gòn - nhóm công ty muốn làm KĐT tại Thái Bình

Cả 3 công ty nói trên đều có liên quan đến TNG Holdings của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.

Như đã thông tin tại bài viết trước, Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ và liên danh Công ty TNHH Oleco-NQ – Công ty Cổ phần May-Diêm Sài Gòn là hai nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án khu đô thị An Tảo – Đặng Xá gần 500 tỷ tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ

Nhà đầu tư thứ nhất là Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ (Bất động sản Mỹ). Doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 28/9/2007. Tiền thân là Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông – VID, có trụ sở tại số 47 đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đây chính là pháp nhân thực hiện dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân trên nền đất nhà máy dệt Mùa Đông.

Người đại diện theo pháp luật của Bất động sản Mỹ là Chủ tịch HĐQT Vũ Thùy Duyên.

Dữ liệu cho thấy vào năm 2015, Bất động sản Mỹ đã tăng vốn điều lệ từ 240 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Sau đó, vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 680 tỷ đồng. Đến tháng 3/2020, vốn điều lệ tăng rất mạnh lên 1.621 tỷ đồng. Và tới tháng 7/2021, vốn điều lệ của công ty đã cán mốc 2.021 tỷ đồng.

Danh sách cổ đông cá nhân của Bất động sản Mỹ ghi nhận 2 cái tên đã thoái vốn gồm: Nguyễn Thị Nguyệt Hường và Trần Kim Phương.

Về tình hình tài chính, giai đoạn 2016 – 2019, tổng tài sản của công ty thăng giáng khá mạnh, từ 4.121 tỷ đồng (2016) xuống 3.398 tỷ đồng (2017) rồi tăng mạnh lên 5.301 tỷ đồng (2018) trước khi quay đầu giảm sâu xuống 3.087 tỷ đồng (2019). Tính chung 4 năm, quy mô tài sản đã giảm hơn 1.000 tỷ đồng.

Biến động của tài sản nêu trên được gây ra chủ yếu bởi nợ phải trả. Trong cùng giai đoạn, nợ phải trả của công ty dao động trong biên độ hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể, năm 2016, nợ phải trả là 3.436 tỷ đồng, năm 2017 sụt giảm xuống 2.624 tỷ đồng, năm 2018 lại tăng vọt lên 4.343 tỷ đồng, năm 2019 lùi sâu xuống còn 1.910 tỷ đồng. Nhìn chung trong 4 năm, nợ phải trả đã giảm quy mô khoảng 1.300 tỷ đồng.

Trái ngược với nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của công ty, nhờ quá trình tăng vốn mạnh mẽ, đã liên tiếp gia tăng trong giai đoạn trên, từ 685 tỷ đồng lên 1.177 tỷ đồng, tức tăng 72%.

Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2017, công ty không ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Phải tới năm 2018, doanh thu thuần mới đạt 871 tỷ đồng và năm 2019 là 2.501 tỷ đồng.

Lãi sau thuế các năm 2016 – 2019 lần lượt là: 369 triệu đồng, 88 tỷ đồng, 184 tỷ đồng và 207 tỷ đồng.

Thống kê cho thấy từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020, Bất động sản Mỹ đã công bố trúng ít nhất 6 dự án khu đô thị, trong đó có 1 dự án liên danh với Công ty Cổ phần May - Diêm Sài Gòn – cũng là một thành viên trong hệ sinh thái của TNG Holdings.

Về tình hình tài chính, giai đoạn 2016 – 2019, tổng tài sản của công ty thăng giáng khá mạnh, từ 4.121 tỷ đồng (2016) xuống 3.398 tỷ đồng (2017) rồi tăng mạnh lên 5.301 tỷ đồng (2018) trước khi quay đầu giảm sâu xuống 3.087 tỷ đồng (2019). Tính chung 4 năm, quy mô tài sản đã giảm hơn 1.000 tỷ đồng.

Liên danh Công ty TNHH Oleco-NQ và Công ty Cổ phần May-Diêm Sài Gòn

Về Công ty Cổ phần May-Diêm Sài Gòn (May-Diêm Sài Gòn), doanh nghiệp này được lập ra từ tháng 7/2004, trụ sở tai Bến Vân Đồn, phường 1, quận 4, TP. HCM. Người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch HĐQT Trương Nguyễn Trang Thanh. Tính đến hết năm 2019, vốn điều lệ của công ty đạt 720 tỷ đồng.

Các cổ đông cá nhân gồm có: Đồng Xuân Nghĩa 0,22%, Phạm Thanh Hoàng 0,26%, Nguyễn Thị Hải 0,24%, Nguyễn Kim Oanh 2,66%, Phạm Gia Hùng 0,26%, Bùi Ngọc Minh 12,35%. 120 cổ đông khác chia nhau 18,32%.

Giai đoạn 2016 – 2019, tài sản của May – Diêm Sài Gòn tăng giảm khá mạnh. Cụ thể, năm 2016, tổng tài sản đạt 7.990 tỷ đồng, năm 2017 tăng mạnh lên 10.103 tỷ đồng song đến năm 2018 lại giảm xuống còn 5.860 tỷ đồng rồi giảm tiếp còn 5.131 tỷ đồng vào năm 2019.

Nợ phải trả là nguồn tài trợ chính cho tài sản của May – Diêm Sài Gòn, lần lượt là: 7.259 tỷ đồng (2016), 9.370 tỷ đồng (2017), 4.348 tỷ đồng (2018) và 3.303 tỷ đồng (2019).

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều trong giai đoạn nói trên, lần lượt đạt: 731 tỷ đồng, 733 tỷ đồng, 1.512 tỷ đồng, 1,828 tỷ đồng.

Về kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2017, công ty không ghi nhận doanh thu. Đến năm 2018, doanh thu ghi nhận tới 5.256 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2019 lại sụt giảm mạnh, chỉ còn 813 tỷ đồng.

Lãi sau thuế giai đoạn 2016 – 2019 lần lượt là: 375 triệu đồng, 900 triệu đồng, 779 tỷ đồng, 98 tỷ đồng.

Thành viên còn lại của liên danh là Công ty TNHH Oleco – NQ (Oleco – NQ). Doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 31/5/2018, địa chỉ tại thôn 7, xã Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Nguời đại diện theo pháp luật là tổng giám đốc Nguyễn Chi Mai (sinh năm 1991). Ghi nhận đến tháng 9/2018, vốn điều lệ của Oleco – NQ là 482,5 tỷ đồng.

Cơ cấu cổ dông gồm có: Công ty Cổ phần Xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động (24%) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang (76%).

Tuy nhiên, đến tháng 10/2018, Công ty Cổ phần Xây dựng, dịch vụ và hợp tác lao động đã chuyển nhượng hết 24% cổ phần của mình cho Công ty Cổ phần Bất động sản Bạch Đằng.

Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu cổ đông của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang là cái tên Nguyễn Thị Nguyệt Hường (nắm 20,61%).

Tại tỉnh Nghệ An, Oleco – NQ là chủ đầu tư dự án khu đô thị thương mại và dịch vụ tổng hợp TNR Stars Diễn Châu. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 1.497 tỷ đồng trên diện tích hơn 33ha, bao gồm khu dân cư thấp tầng, chung cư cao tầng, khu thương mại dịch vụ và trường học.

Trong một diễn biến liên quan, hồi tháng 8, Bất động sản Mỹ và Oleco – NQ là hai nhà đầu tư cùng đăng ký thực hiện dự án khu dân cư phía Tây Nam quốc lộ 1A tại phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Dự án có quy mô 19,59 ha, vốn đầu tư gần 750 tỷ đồng.

Hải Thu

Lãnh đạo Tập đoàn Nam Long: Tập trung vào những sản phẩm có nhu cầu ở thực

Thông tin dự án   •   Thứ hai, 22/04/2024, 12:33 PM
Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm nay, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long Nguyễn Xuân Quang cho biết, Nam Long xác định chỉ bán và tập trung vào những gì thị trường cần, tránh việc đầu tư nhiều tiền nhưng không bán được hàng, dẫn đến tồn kho cao.

Đầu tư 300 tỉ đồng làm trạm dừng cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh

Thông tin dự án   •   Thứ hai, 22/04/2024, 12:32 PM
Trạm dừng trên cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh được đề xuất xây dựng hai bên tại Km 41+500 thuộc địa bàn xã Xuân Lâm, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Tổng chi phí thực hiện dự án gần 300 tỉ đồng, từ nguồn vốn của nhà đầu tư.

Quảng Nam: Thêm một chủ đầu tư hoàn trả dự án và “đòi” lại hơn 254 tỷ đồng

Thông tin dự án   •   Thứ tư, 17/04/2024, 20:54 PM
Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương (mã cổ phiếu DPG - sàn HoSE) vừa có Đơn kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét hoàn trả chi phí đầu tư mà tập đoàn này đã thực hiện cho dự án Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương.

Lạng Sơn: Dự án Khu dân cư hơn 1.500 tỷ đồng tìm chủ đầu tư

Thông tin dự án   •   Thứ tư, 17/04/2024, 20:53 PM
Dự án Khu dân cư Hồ Sơn 3 có tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.545 tỷ đồng (chi phí thực hiện 1.379,04 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 166,447 tỷ đồng) để xây dựng một khu dân cư hiện đại đáp ứng quy mô dân số 7.000 người,

Thanh Hóa chuẩn bị làm dự án khu dân cư hơn 800 tỷ

Thông tin dự án   •   Thứ tư, 17/04/2024, 20:53 PM
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản số 1420/QĐ-UBND Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư mới OM42, OM43, OM44 (Khu dân cư mới phía Đông Bắc đường trục chính đô thị) tại thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn.