Thời sự   •   Thứ ba, 28/11/2023, 21:15 PM

Hà Nội nêu lý do không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm

Dù quận Hoàn Kiếm chỉ đủ tiêu chuẩn về dân số, còn diện tích chỉ đạt 15%, nhưng Hà Nội cho rằng không nên sáp nhập quận này vì đây là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế.

TP Hà Nội vừa hoàn thành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025. Trong đó, do không đủ tiêu chí về diện tích, dân số nên quận Hoàn Kiếm và 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sáp nhập.

Theo quy định, một quận phải có diện tích tối thiểu 35km2, dân số 150.000 người. Song quận Hoàn Kiếm chỉ đủ tiêu chuẩn về dân số, diện tích chỉ đạt 15% (5,35km2).

Tuy nhiên, TP Hà Nội cho rằng không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm vì đây là quận trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế và văn hóa của thủ đô.

Quận Hoàn Kiếm có địa giới hành chính ổn định, hình thành trước năm 1945, có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa.

Khu phố cổ gồm 10 phường có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời cần được bảo tồn, gìn giữ như Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Mã, Cửa Đông, Đồng Xuân, Lý Thái Tổ.

Hầu hết phường thuộc quận Hoàn Kiếm đều có tín ngưỡng thờ thành hoàng làng riêng, tồn tại tên gọi từ hàng trăm năm trước đến nay.

Khu phố cổ Hà Nội đã được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Đồng thời, quận có hai di tích Quốc gia đặc biệt là Đền Bạch Mã và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

Quy hoạch quanh hồ Hoàn Kiếm là một chỉnh thể có yếu tố đặc thù, kế thừa lịch sử, văn hóa, kiến trúc, được chia ra làm 3 khu vực chính: Khu phố cổ, Khu vực hồ Gươm và phụ cận, Khu phố cũ, giữ hình thái ổn định từ năm 1990 đến nay.

Kinh tế quận Hoàn Kiếm trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại, du lịch, dịch vụ, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao (năm 2021, 2022 đạt hơn 14.000 tỷ đồng).

TP Hà Nội đang chỉ đạo xây dựng các đề án quan trọng, như bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử văn hóa khu phố cũ thành vùng di sản; phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa chức năng...

PV

Bất động sản TP.HCM: 'Sạch bóng' nhà ở bình dân

(VNF) - Trong 9 tháng năm 2023, thị trường bất động sản TP.HCM liên tục tăng trưởng âm. Cụ thể, âm 8,71% so với cùng kỳ). Trước đó, 6 tháng đầu năm 2023 thị trường tăng trưởng âm 11,58% và Quý I/2023 tăng trưởng âm đến 16,2%.

Đà Nẵng đấu giá 12 khu đất "vàng", giá khởi điểm hơn 24 triệu/m2

Thời sự   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:16 PM
Ngày 25/6, UBND Tp.Đà Nẵng có quyết định phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng (thuê đất) đối với 12 khu đất trên địa bàn thành phố.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều dự án bất động sản không phải để ở

Thời sự   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:15 PM
Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định nhiều dự án dự án căn hộ, biệt thự du lịch, nghỉ dưỡng quảng cáo trên mạng xã hội thời gian qua chỉ có mục tiêu đầu tư phục vụ lưu trú du lịch và nghỉ dưỡng, không có tính chất để ở.

Khởi công VSIP Hà Tĩnh, vốn hơn 1.500 tỷ đồng

Thời sự   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:15 PM
Sáng nay (25/6), lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (VSIP Hà Tĩnh) chính thức diễn ra. Dự án giai đoạn 1 với quy mô 190,41ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.555 tỷ đồng tại huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Thừa Thiên Huế: Tìm chủ đầu tư cho dự án nhà ở xã hội 1.430 tỷ đồng

Thời sự   •   Thứ sáu, 05/07/2024, 13:15 PM
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố danh mục dự án nhà ở xã hội tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khoảng 40.000 môi giới bất động sản được cấp chứng chỉ hành nghề

Thời sự   •   Thứ sáu, 07/06/2024, 10:08 AM
Theo Hội Môi giới Bất động sản (BĐS) Việt Nam (VARS), trong số hơn 300.000 môi giới đang hành nghề trong lĩnh vực BĐS chỉ có khoảng 40.000 môi giới được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề. Còn lại một lượng lớn môi giới BĐS mặc dù đã được đào tạo bài bản, nhưng vẫn không được cấp chứng chỉ hành nghề.