Tài chính doanh nghiệp   •   Thứ hai, 14/03/2022, 16:57 PM

Bắt tay SSI làm dự án khu công nghiệp 620ha, Shinec tiềm lực đến đâu?

Là chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền, Shinec, đối tác mới của SSI tại dự án KCN quy mô 620ha, khiến nhiều người không khỏi tò mò về năng lực tài chính của mình.

Bắt tay SSI làm dự án khu công nghiệp 620ha, Shinec tiềm lực đến đâu?

Công ty TNHH Quản lý Quỹ SSI – SSIAM, đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) vừa ký hợp tác cùng Công ty Cổ phần Shinec nghiên cứu cơ hội đầu dự án khu công nghiệp Ninh Sơn, Khánh Hoà.

Đây là dự án có quy mô 620ha với định hướng chuyên sâu về dược phẩm, dịch vụ dưỡng lão và y tế. Mục tiêu của dự án là đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo mặt bằng cho các nhà đầu tư thuê lại, xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất phù hợp theo quy hoạch được phê duyệt, đầu tư khu dịch vụ dưỡng lão và y tế.

Được biết, trong quá trình đầu tư, SSIAM sẽ giữ vai trò là đơn vị làm thủ tục xin cấp phép dự án theo các quy định hiện hành. Shinec sẽ là đơn vị thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật cần thiết, phục vụ cho thủ tục xin cấp phép dự án và phát triển dự án.

Còn SSI sẽ đảm nhận việc tư vấn tài chính cho Shinec thông qua việc tạo lập kế hoạch huy động vốn cổ phần và vốn vay, tái cấu trúc tài chính để hướng tới mục tiêu phát triển trung và dài hạn. Ngoài ra, SSI sẽ là cầu nối liên kết giữa Shinec và các đối tác khác có mong muốn tham gia chương trình tài trợ tài chính.

Ông chủ Shinec là ai?

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Shinec thành lập ngày 6/12/2001, địa chỉ tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, xã Kiền Bái, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng. Thời điểm tháng 10/2021, Shinec có bước tăng vốn từ 100 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc là ông Phạm Hồng Điệp (1966), một doanh nhân có tiếng đất Hải Phòng.

Ông Điệp từng có thời gian làm việc tại Công ty Xuất nhập khẩu vật tư tàu thủy (Visdemo) vào năm 1988. Đến năm 2001, ông thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp Tàu thủy Shinec - tiền thân của Shinec ngày nay.

Khởi nghiệp từ lĩnh vực chế biến nông lâm thủy sản, sau đó mở rộng sang lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công nội thất tàu thủy, tuy nhiên, Shinec được biết tới nhiều hơn với vai trò là chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, dự án có tổng diện tích theo quy hoạch là 457ha, nằm trải dài trên địa bàn 4 xã (Kiền Bái, Thiên Hương, Lâm Động, Hoàng Động) thuộc huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Theo giới thiệu, khu công nghiệp Nam Cầu Kiền đã hoàn thành giai đoạn 1 và thu hút được hơn 55 nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay, Shinec đang triển khai giai đoạn 2 của khu công nghiệp với mục tiêu thu hút thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa.

Sản phẩm dịch vụ chính của khu công nghiệp Nam Cầu Kiền là cho thuê lại đất trong khu công nghiệp, thuê xưởng - kho xây sẵn, xây dựng xưởng – kho theo yêu cầu và cho thuê văn phòng. Trong đó đất công nghiệp là sản phẩm mà các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất, hiện Nam Cầu Kiền đang sở hữu quỹ đất cho thuê với tổng diện tích là 263ha.

Bên cạnh đó, Shinec cũng được biết đến là đối tác hợp tác chiến lược, nhà phân phối các sản phẩm của Alphanam Group tại các tỉnh phía Bắc (sơn Kansai, thiết bị vệ sinh Toto, thang máy FujiAlpha...).

Về doanh nhân Phạm Hồng Điệp, ngoài vị trí lãnh đạo Shinec, ông Điệp còn là nguyên Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ thành phố Hải phòng, Đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011-2015... Ông Điệp từng đạt một số giải thưởng như giải thưởng doanh nhân sao đỏ Việt Nam, nhân tài đất việt năm 2014 cho nhà hoạt động bảo vệ môi trường xuất sắc, giải thưởng môi trường Việt Nam...

Tiềm lực Shinec đến đâu?

Là chủ đầu tư khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, đối tác mới của SSI tại dự án khu công nghiệp quy mô 620ha giàu tiềm năng, Shinec khiến nhiều người không khỏi tò mò về năng lực tài chính của mình. Tuy nhiên, trái ngược với "profile" khủng, bức tranh tài chính của Shinec đang bộc lộ những rủi ro đáng lưu ý.

Theo đó, số liệu VietnamFinance nắm được cho thấy những năm gần đây, Shinec đã rơi vào tình cảnh âm vốn chủ sở hữu triền miền, lên đến hàng trăm tỷ đồng. Cụ thể giai đoạn 2016-2020 chứng kiến vốn chủ sở hữu âm liên tục 547 tỷ đồng, 492,1 tỷ đồng, 372 tỷ đồng, 254,4 tỷ đồng và 273,6 tỷ đồng.

Trong khi đó, ông chủ khu công nghiệp Nam Cầu Kiền sử dụng đòn bẩy ở mức rất cao, với nợ phải trả cao gấp nhiều lần vốn điều lệ, lần lượt ghi nhận 996 tỷ đồng, 709 tỷ đồng, 677,6 tỷ đồng, 534,9 tỷ đồng, 719,8 tỷ đồng tại các năm 2016-2020. Đáng lưu ý, chiếm hầu hết trong đó là các khoản nợ ngắn hạn.

Ngoài rủi ro về âm vốn chủ sở hữu, khối nợ ngắn hạn cao ngất ngưởng cũng khiến Shinec mất cân đối giữa nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn, phản ánh qua tỷ số thanh toán hiện hành (tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn). Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán trong ngắn hạn của doanh nghiệp này chỉ đạt mức vô cùng khiêm tốn, cụ thể là 0,23 lần, 0,36 lần, 0,38 lần, 0,4 lần và 0,21 lần trong suốt giai đoạn 2016-2020. Cũng trong khoảng thời gian đó, lượng tiền và tương đương tiền của Shinec cạn dần, từ mức 7,3 tỷ đồng xuống chỉ còn 1,1 tỷ đồng.

Một trong những tác nhân khiến Shinec lâm vào cảnh nợ "đầm đìa" là do kết quả kinh doanh kém sắc. Xét riêng các năm 2016-2020, doanh thu của Shinec "trồi sụt" với 77,1 tỷ đồng, 102 tỷ đồng, 209,9 tỷ đồng, 135,5 tỷ đồng, 76,3 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí, nặng nhất là lãi vay với hàng chục tỷ đồng mỗi năm, Shinec lỗ ròng 17,8 tỷ đồng, 15,1 tỷ đồng trong năm 2016-2017.

Đến năm 2018-2019, nhờ doanh thu khả quan hơn và lãi vay được giảm tải, Shinec mới lãi 16 tỷ đồng và 32,9 tỷ đồng. Thế nhưng, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", kết thúc năm 2020, doanh nghiệp trở lại vòng quay thua lỗ, với khoản lỗ sau thuế trên 25 tỷ đồng.

Việt Anh

Tham vọng năng lượng tái tạo của Tập đoàn Xây dựng Thăng Long

Sở hữu dày đặc các đơn vị thành viên trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thể hiện tham vọng không hề nhỏ ở thị trường giàu tiềm năng này, đã giúp Tập đoàn Xây dựng Thăng Long thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới tài chính.

Địa ốc ngóng nguồn vốn "quyết định"

Tài chính doanh nghiệp   •   Thứ bảy, 02/03/2024, 10:07 AM
Thị trường địa ốc không chỉ cần giải pháp tháo gỡ nguồn vốn từ tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp, mà quan trọng là phải khơi thông được dòng vốn từ xã hội thông qua việc gỡ vướng pháp lý để đưa sản phẩm ra thị trường.

30 dự án đầu tư công ở Hà Nội sẽ bị kiểm tra trong năm 2024

Tài chính doanh nghiệp   •   Thứ sáu, 01/03/2024, 07:10 AM
Danh mục dự án đầu tư công mới sẽ tổ chức kiểm tra thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp thành phố có 30 dự án gồm lĩnh vực giao thông vận tải 15 dự án; nông nghiệp và phát triển nông thôn 9 dự án; văn hóa, xã hội 5 dự án; tái định cư 1 dự án.

Khải Hoàn Land: Lãi quý III thấp nhất 10 quý qua, các khoản phải thu chiếm 89% tài sản

Tài chính doanh nghiệp   •   Thứ ba, 07/11/2023, 14:00 PM
(VNF) – Xét theo doanh thu, quý III/2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: KHG) là một sự cải thiện lớn với quý liền kề trước đó, nhưng so với cùng kỳ năm trước hay rộng hơn là 3 năm qua, đây lại là một trong những quý có doanh thu tồi tệ nhất.

Quý III buồn của Hà Đô: Doanh thu và lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm

Tài chính doanh nghiệp   •   Thứ sáu, 03/11/2023, 16:52 PM
(VNF) – Kể từ sau quý II/2018 tới nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (HoSE: HDG) lại mới chứng kiến một quý có doanh thu và lợi nhuận thấp như vậy.

Ricons: Quý III, doanh thu giảm 60%, lãi vỏn vẹn 5 tỷ đồng

Tài chính doanh nghiệp   •   Thứ sáu, 03/11/2023, 12:42 PM
(VNF) – Sau khi chỉ mất 2 quý đầu tiên để vượt kế hoạch lợi nhuận năm, tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Ricons đã chậm lại trong quý III/2023.