Diễn đàn   •   Thứ sáu, 24/09/2021, 00:10 AM

Quy hoạch sông Hồng: ‘Đã đến lúc đổi mới quyết liệt, không thể quay lưng vào dòng sông nữa’

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng cho rằng đô thị sông Hồng đã bị kìm hãm quá lâu bởi dòng chảy phương bắc. Đã đến lúc phải đổi mới quyết liệt, không thể quay lưng vào dòng sông nữa.

Sẽ có một cuộc dịch chuyển đến các trung tâm mới, hình thành nên các ‘thành phố trong lòng thành phố’

Năm 2021, bản quy hoạch lịch sử - đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang được UBND TP. Hà Nội đẩy nhanh tiến độ với những bước tiến mới, trong đó nổi bật là xây dựng thành phố hướng mặt vào lòng sông.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng có quy mô diện tích 11.000ha, dân số tính toán cho 280.000 ÷ 320.000 người (còn hiện trạng là khoảng 228.860 người).

Quy hoạch được lập ra thành 5 phân khu trên đoạn sông dài 40km, từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Khu vực này sẽ là trục không gian đặc trưng cây xanh mặt nước, văn hóa lịch sử, cảnh quan chủ đạo của đô thị trung tâm với các chức năng chính là công trình công cộng, các công viên cây xanh văn hóa dịch vụ du lịch, giải trí biểu tượng của Thủ đô.

Chia sẻ tại diễn đàn “Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng", kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam, cho rằng: “Làm thế nào để có thể khai thác được quỹ đất hai bên bờ sông Hồng, tạo ra không gian xanh, vành đai xanh cho Thủ đô là vấn đề mà chúng ta cần tính tới bây giờ”.

Ông Tùng cho biết thực ra chiều dài sông Hồng chạy qua Hà Nội không nhiều, nhưng thượng nguồn sông nằm ở địa phận Trung Quốc có tới 19 đập, do đó vấn đề phòng chống lũ đang trở thành rào cản với việc phát triển đô thị ven sông.

“Có thể nói, đô thị sông Hồng đã bị kìm hãm quá lâu bởi dòng chảy phương bắc. Đã đến lúc chúng ta đổi mới quyết liệt, không thể quay lưng vào dòng sông nữa”, ông Tùng nhấn mạnh.

Theo ông Tùng, ở phía đông đã có những đô thị rất thành công như Vinhome Ocean Park, Ecopark với quy mô lớn, tạo lập không gian sống hấp dẫn. Nhưng nếu 2 bên phát triển không đồng đều không thể thu hút được nhà đầu tư.

Vị chuyên gia cho rằng đại dịch Covid-19 xảy ra ở Hà Nội, TP. HCM và hầu hết các đô thị trên cả nước đã cho nhiều bài học quý giá không chỉ trong trong quản trị, quản lý vận hành mà cả trong quy hoạch phát triển đô thị. Đã có ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh chính là do “cấu trúc không gian đô thị bất hợp lý”.

Thực tế đã cho thấy các ổ dịch bệnh xảy ra thường tập trung ở các khu vực ngõ, hẻm có hạ tầng kỹ thuật thiếu thốn, mật độ dân cư cao, phức tạp... khả năng phòng chống dịch bệnh yếu hơn rất nhiều so với dân cư sống trên các mặt phố. Câu chuyện di chuyển hơn ngàn dân của phường Thanh Xuân Trung ở Hà Nội, nơi có nhiều khu nhà ở tập thể cũ nát, chật chội, đông dân đến khu cách ly chỉ trong một ngày đêm vừa qua là một ví dụ.

Ông Tùng khẳng định bằng công nghệ mới, quy hoạch mới, chính sách mới sẽ giải quyết được vấn đề sử dụng quỹ đất, phát triển nhà ở; cần sửa Luật Đê điều để có thể thúc đẩy phát triển, đô thị sông Hồng sẽ là mảnh đất sáng tạo cho các nhà đầu tư.

“Đô thị ven sông Hồng sẽ thu hút những nhà đầu tư thông minh, có tư duy lớn. Song nhà nước, Hà Nội phải dành nguồn lực ban đầu cho đô thị này, đô thị sông Hồng cho thấy sức hút mạnh mẽ hơn cả đô thị vệ tinh với 10 cây cầu được quy hoạch thêm”, ông Tùng chia sẻ.

Lệ Chi

Đất không giấy tờ trước 1/7/2014 sẽ được cấp sổ đỏ trong những trường hợp nào?

Diễn đàn   •   Thứ ba, 23/01/2024, 12:58 PM
Các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không giấy tờ nhưng không có tranh chấp, không thuộc trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 1/7/2014 sẽ được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mua bất động sản phát mãi: Món hời hay cái bẫy?!

Diễn đàn   •   Thứ hai, 04/12/2023, 09:23 AM
(VNF) - Để cứu vớt các khoản nợ xấu, các ngân hàng đang “ráo riết” rao bán các tài sản bảo đảm là bất động sản. Tuy nhiên, ở góc độ người mua, cần cẩn trọng tính toán chi phí lãi vay và vốn đầu tư bỏ ra để tránh ham rẻ mà vô tình lại dính vào vòng xoáy nợ nần.

Đại gia Đặng Thành Tâm tăng vốn cho Đô thị Tràng Cát vượt 500 triệu USD

Diễn đàn   •   Thứ ba, 24/10/2023, 10:20 AM
(VNF) - Với mức tăng vốn thêm 6.051 tỷ đồng, vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tràng Cát sẽ tăng lên mức 12.681 tỷ đồng, tương đương hơn 500 triệu USD.

Dồn dập giải cứu BĐS: ‘Quá sớm để đánh giá thị trường được rã đông’

Diễn đàn   •   Thứ bảy, 08/04/2023, 09:34 AM
VNDrect cho rằng, còn quá sớm để đánh giá thị trường bất động sản đã “rã đông” khi thực tế triển khai các chính sách vẫn còn bỏ ngỏ và nhiều điểm nghẽn về pháp lý vẫn chưa được giải quyết triệt để.

'Mức hỗ trợ lãi suất của gói 120.000 tỷ còn thấp so với mặt bằng đang cao'

Diễn đàn   •   Thứ sáu, 31/03/2023, 10:24 AM
“Mức lãi vay lĩnh vực bất động sản hiện đang dao động từ 13 - 15%, nếu giảm 1 - 2% thì mức lãi vẫn còn khá cao và sẽ khó khuyến khích người dân đi vay mua nhà ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, việc thả nổi theo lãi suất thị trường cũng sẽ là một rủi ro mà người đi mua nhà có thể gánh chịu trong tương lai khi mà lãi suất thị trường tăng”, TS Nguyễn Hữu Huân đánh giá.