Đời sống   •   Thứ tư, 17/11/2021, 10:13 AM

Lâm Đồng: Đào núi khai thác đất, đá trái phép hay san gạt để làm vườn?

Ngược dòng đoàn xe, nhóm phóng viên phát hiện ngọn núi phía trong đã bị khoét hết ruột, chỉ còn phần vỏ bên ngoài, nếu đứng từ ngoài đường nhìn vào sẽ khó phát hiện.

Lâm Đồng: Đào núi khai thác đất, đá trái phép hay san gạt để làm vườn? hình ảnh 1

Toàn cảnh mỏ khoáng sản khai thác trái phép ở thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng). (Ảnh: TTXVN)

Trên địa bàn huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đang xảy ra tình trạng đáng báo động, khi doanh nghiệp ngang nhiên đào đồi núi trái phép để khai thác đất, đá xây dựng đi bán.

Những đoàn “xe vua” chạy rầm rập cả đêm lẫn ngày, gây hư hỏng đường và mất an toàn giao thông. Trong khi đó, chính quyền từ cấp huyện đến cấp xã đều nói không hay biết, cho là bà con san gạt đất để làm nông nghiệp công nghệ cao.

Có mặt tại thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra (huyện Đơn Dương) chiều 15/11, nhóm phóng viên TTXVN chứng kiến đoàn xe tải chở đất, đá có gắn logo của Công ty TNHH Thương mại và Dịch Vụ Quốc Khánh (gọi tắt là Công ty Quốc Khánh) nối đuôi nhau chạy trên đường.

Ngược dòng đoàn xe, nhóm phóng viên phát hiện ngọn núi phía trong đã bị khoét hết ruột, chỉ còn phần vỏ bên ngoài, nếu đứng từ ngoài đường nhìn vào sẽ khó phát hiện.

Tại khu vực khai thác rộng khoảng 3.000m2 là 2 chiếc máy múc đang cần mẫn làm việc. Những chiếc xe ben nối tiếp nhau vào ra, chở đất và đá chẻ đi về hướng các huyện Đức Trọng, Di Linh, Đơn Dương... phục vụ nhu cầu đổ đất, xây dựng công trình.

Vào khu vực khai thác, nhóm phóng viên choáng ngợp trước quy mô hoạt động ở đây. Từ bên ngoài đi vào qua một khe nhỏ do đào núi mà có, phía bên trong mở ra một bãi đất rộng hàng ngàn m2, xung quanh bao bởi những vách lớn bị đào nham nhở.

Ngọn núi đã bị khoét rỗng ruột có thể đã từ nhiều năm nay, để lại những vách núi bao quanh cao từ 15-20m. Nhiều đống đá xanh chất lượng cao được tách ra từ lòng núi nằm ngổn ngang trên mặt đất.

Theo ước tính, lượng đất đá bị khai thác trái phép và đưa ra khỏi khu vực này lên tới hàng vạn, có khi hàng chục vạn m3.

Tại bậc khai thác bên ngoài đã san phẳng thành mặt bằng rộng gần 1ha, những cây dã quỳ mọc bên bờ đất đá, cao hơn 1m và nở hoa rực rỡ như khẳng định mỏ khoáng sản này đã được khai thác cách đây nhiều năm.

Anh Đ.T.H, một người dân sống ngay bên cạnh khu vực này cho biết, anh làm vườn ở đây đã lâu. Cách đây khoảng 2 năm, nhiều người đem máy múc, máy khoan và xe vận tải vào đây khai thác đất đá.

Có những ngày có tới hàng trăm lượt xe chở đất đá nối đuôi nhau chạy ra. Xe chạy cả ngày đêm, gây hư hỏng đường và ô nhiễm môi trường. Nhiều người dân ở đây đã phản ánh lên chính quyền xã, nhưng không có ai xử lý...

Để tìm hiểu thông tin chính thức, nhóm phóng viên tìm đến trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Tu Tra.

Ông Trương Văn Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã cho biết: Trên địa bàn, xã không cấp phép cho đơn vị nào khai thác khoáng sản. Nơi đó là của người dân được huyện cấp phép cho san, gạt đất để làm nông nghiệp công nghệ cao, có thể còn có dôi dư chút đất đá nên họ chở đi đổ.

Lâm Đồng: Đào núi khai thác đất, đá trái phép hay san gạt để làm vườn? hình ảnh 2

Bên trong lòng núi đã bị khoét hết đất đá. (Ảnh: TTXVN)

Trước đây, Ủy ban Nhân dân xã cũng đã phát hiện có Công ty Quốc Khánh chở đất, đá ra khỏi khu vực, Ủy ban Nhân dân xã đã lập biên bản xử phạt vài lần. Từ đó đến nay, doanh nghiệp này không còn hoạt động tại địa bàn nữa.

Khi được yêu cầu cung cấp giấy phép san gạt, hồ sơ xử phạt những người vi phạm, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tu Tra cung cấp cho nhóm phóng viên một quyết định và biên bản xử phạt ông L.Th.B về hành vi tự ý làm biến dạng diện tích 156m2, nhưng địa điểm vi phạm này lại ở thôn Đa Hoa chứ không phải thôn Cầu Sắt, nơi có mỏ đất đá đang hoạt động.

Do ông Trương Văn Hùng khẳng định vị trí phóng viên nói đến chỉ là san gạt, cải tạo vườn, nên phóng viên đề nghị ông cùng ra hiện trường. Song ông Hùng đã từ chối với lý do xã có 2 cán bộ địa chính; trong đó một người đang đi cách ly vì dịch COVID-19, một nghỉ để giải quyết việc gia đình; còn các cán bộ khác phải trực cơ quan.

Để làm rõ thêm thông tin về vụ việc, chiều 15/11, nhóm phóng viên tìm đến Ủy ban Nhân dân huyện Đơn Dương. Tại đây, ông Nguyễn Trung, Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện cho biết: Hiện tại, toàn bộ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện đều đang phải cách ly vì dịch COVID-19, nên không ai có thể phát ngôn.

Những người của các phòng, ban chuyên môn đi cách ly gần hết. Phóng viên cần thông tin gì thì để lại nội dung, khi nào cán bộ chuyên môn cách ly xong sẽ trả lời.

Tuy nhiên, theo ông Chánh Văn phòng, vị trí mà phóng viên nói tới đã được Ủy ban Nhân dân huyện cho phép san gạt, cải tạo mặt bằng để làm nông nghiệp công nghệ cao, chứ không hề có chuyện khai thác đất đá...

Theo thông tin của phóng viên, mỏ khoáng sản trái phép trên địa bàn thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra cũng như nhiều mỏ trái phép khác trên địa bàn huyện Đơn Dương đã hoạt động từ nhiều năm nay.

Những người khai thác khoáng sản tại các địa điểm này cho máy móc hoạt động công khai ngày đêm. Mỗi ngày hàng trăm lượt xe vận tải lớn chở đất, đá chạy nhộn nhịp, tung bụi mù trên đường, làm các tuyến đường trên địa bàn hư hỏng nghiêm trọng.

Phương thức hoạt động của các doanh nghiệp này là chọn các ngọn núi, quả đồi đất xấu, không có người làm vườn, để múc đất, đào đá đem bán. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép từ nhiều năm nay mà chính quyền địa phương không biết, gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước.

Đó là chưa kể đến nguồn kinh phí hàng năm nhà nước phải bỏ ra sửa chữa cầu đường bị hư hỏng, do các đoàn “xe vua” này chạy qua.

Mặt khác, đây cũng là nguồn đất đá để nhiều người sử dụng, đổ xuống xâm lấn trái phép lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi tại địa phương mà báo chí đã nhiều lần lên tiếng... Uy tín của lãnh đạo chính quyền địa phương cũng bị ảnh hưởng, khi người dân bức xúc phản ánh nhiều lần mà không hề nhận được hồi âm.

Quốc Hùng - Đặng Tuấn

Chuyển động mới tại dự án Ngọc Dương Riverside mở rộng của Tập đoàn Đất Quảng

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định giao đất (đợt 4) cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển đô thị Đất Quảng – Quảng Nam (Công ty Đất Quảng – Quảng Nam) để xây dựng dự án khu đô thị Ngọc Dương Riverside mở rộng.

Kết thúc Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024:Petr Rikunov giành áo vàng và xanh chung cuộc, TP.HCM nhất đồng đội

Đời sống   •   Thứ ba, 30/04/2024, 14:23 PM
Giải đã kết thúc tốt đẹp vào trưa 30/4 tại trước Hội trường Thống Nhất (TP.HCM) sau khi đoàn đua thi đấu chặng 25 từ TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đi về TP.HCM dài 163 km, với nỗ lực của thoát đi của tay đua Phạm Nguyễn Quốc Khang (Pelio Kenda Đồng Nai) khi nỗ lực đi hơn 100 km, và chỉ bị tốp đông kéo tốp bắt lại khi còn cách đích đến 10 km. Ê kíp Vĩnh Long đã có chặng đua cuối thành công khi làm đầu máy kéo để đưa tay đua chủ lực Martin Laas (620 Châu Thới Vĩnh Long) rút thắng trước tốp đông ngay tại đích đến, về nhất với thành tích 3h 50”47” - tốc độ trung bình 42, 377 km/h.

Chặng 24 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Ê kíp Đồng Tháp giành chiến thắng tại quê nhà

Đời sống   •   Thứ hai, 29/04/2024, 15:19 PM
Sáng 29/4, đoàn đua thi đấu chặng 24 từ TP.Long Xuyên đi TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) dài 90 km, với nỗ lực của thoát đi của ba tay đua thuộc hai ê kíp Đồng Nai và Quân Khu 7 để giành được thứ hạng tại hai giải thưởng dọc đường. Quyết tâm của ê kíp Đồng Tháp đã thành công khi đã làm đầu máy kéo tốp đông để bắt lại ba tay đua đi đầu khi còn cách đích đến gần 20 km, qua đó đưa tay đua chủ lực Trần Tuấn Kiệt (Dopagan Đồng Tháp) về vị trí thuận lợi và xuất sắc rút thắng trước tốp đông ngay tại đích đến, về nhất với thành tích 2h 10”33” - tốc độ trung bình 41, 363 km/h.

Chặng 23 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Petr Rikonov giành chiến thắng chặng lần thứ 10 ngay tại sân nhà

Đời sống   •   Chủ nhật, 28/04/2024, 12:58 PM
Sáng 28/4, đoàn đua thi đấu tiếp chặng 23 từ TP.Cần Thơ đi TP.Long Xuyên (An Giang) dài 77 km, với nỗ lực của 4 tay đua thuộc hai ê kíp Đồng Nai và Đồng Tháp tấn công để thoát đi để giành được thứ hạng tại giải thưởng dọc đường. Ê kíp An Giang đã làm đầu máy kéo tốp để bắt lại tốp đi đầu và đưa đoàn đua về đích cùng nhau để tranh chấp thứ hạng. Tay đua áo vàng Petr Rikunov (Tập đoàn Lộc Trời An Giang) đã có lần thứ 10 giành chiến thắng tại sân nhà khi rút thắng trước đối thủ Martin Laas (620 Châu Thới Vĩnh Long), về nhất với thành tích 1h 49’54” - tốc độ trung bình 42, 038 km/h.

Chặng 22 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Ê kíp Vĩnh Long đã có chiến thắng chặng lần thứ 7

Đời sống   •   Thứ bảy, 27/04/2024, 14:19 PM
Sáng 27/4, đoàn đua thi đấu tiếp chặng 22 từ TP.Mỹ Tho đi Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long và về đích tại TP.Cần Thơ dài 136 km, với nỗ lực thoát đi của 12 tay đua không có thứ hạng cao để tranh chấp thứ hạng tại hai giải thưởng dọc đường. Ê kíp Vĩnh Long đã làm đầu máy kéo từ sau khi đoàn đua đi hơn 80 km để bắt lại các tay đua đi đầu và đưa đoàn đua về đích cùng nhau để tranh chấp thứ hạng. Tay đua Martin Laas (620 Châu Thới Vĩnh Long) đã có chiến thắng chặng thứ 7 tại giải khi rút thắng trước tốp đông, về nhất với thành tích 3h 14’25” - tốc độ trung bình 41, 972 km/h.

Chặng 21 Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 36 năm 2024: Màn solo ấn tượng của Nguyễn Trúc Xinh, Petr Rikunov giành chiến thắng chặng lần thứ 9

Đời sống   •   Thứ sáu, 26/04/2024, 13:58 PM
Sáng 26/4, đoàn đua thi đấu tiếp chặng 21 từ TP.Thủ Dầu Một (Bình Dương) đi TP.HCM - Long An và về đích tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang) dài 112 km, với nỗ lực thoát đi của 12 tay đua không có thứ hạng cao để tranh chấp thứ hạng tại hai giải thưởng dọc đường. Màn solo đi hơn 20 km của tay đua Nguyễn Trúc Xinh (TP.HCM Vinama) để đi về đích một mình đã không thành khi bị tốp đông kéo bắt lại khi chỉ còn cách đến đến hơn 2 km. Tay đua áo vàng Petr Rikunov (Tập đoàn Lộc Trời) đã có chiến thắng chặng thứ 9 tại giải khi rút thắng trước tốp đông, về nhất với thành tích 2h 50’30” - tốc độ trung bình 39, 413 km/h.