Thời sự   •   Thứ ba, 10/05/2022, 15:28 PM

Đầu tư hơn 8.365 tỷ đồng làm cao tốc Dầu Giây - Tân Phú dài 60,1km

Tuyến đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài khoảng 60,1km. Điểm đầu của dự án giao với Quốc lộ 1, trùng với điểm cuối cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 20, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc).

Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư cao tốc Dầu Giây - Tân Phú. (Ảnh minh họa)

Bộ Giao thông Vận tải vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công - tư (PPP).

Theo tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là thuộc dự án nhóm A, địa điểm thực hiện dự án tại tỉnh Đồng Nai. Cấp quyết định chủ trương đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền là Bộ Giao thông Vận tải và đơn vị chuẩn bị dự án là Ban Quản lý dự án Thăng Long.

Dự án được kỳ vọng sẽ nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian vận chuyển giữa tỉnh Đồng Nai với mạng lưới giao thông trong khu vực và hệ thống đường giao thông quốc gia, phát huy tối đa vai trò hiệu quả của các dự án trong khu vực đã và đang triển khai. Đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trong khu vực, trên địa bàn.

Dự án cũng có mục tiêu tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung; bảo đảm an ninh quốc phòng; hoàn chỉnh và hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Từng bước hoàn thiện mạng lưới đường bộ, đường bộ cao tốc theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Cao tốc Dầu Giây - Tân Phú cũng sẽ giảm tải cho Quốc lộ 20 đang trong tình trạng quá tải, phát huy hiệu quả của việc đầu tư xây dựng dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, hệ thống mạng lưới đường cao tốc đã và đang đầu tư trong khu vực thúc đẩy kinh tế khu vực.

Tuyến đường bộ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú có tổng chiều dài khoảng 60,1km. Điểm đầu của dự án giao với Quốc lộ 1, trùng với điểm cuối cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, thuộc địa phận xã Xuân Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối giao cắt với Quốc lộ 20, thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (kết nối với dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc).

Căn cứ nhu cầu vận tải, đánh giá hiện trạng hệ thống giao thông hiện hữu trong khu vực dự án và khả năng cân đối nguồn lực, để bảo đảm hiệu quả đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 làn xe với vận tốc thiết kế là 100km/h.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng khoảng 311,69ha, trong đó huyện Thống Nhất là 78,35ha; huyện Định Quán là 127,44ha; huyện Xuân Lộc là 9,9ha; huyện Tân Phú là 96ha. Diện tích đất có rừng khoảng 27,339ha (rừng trồng phòng hộ là 8,134ha; rừng trồng sản xuất là 19,205ha).

Theo tờ trình, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ là cơ quan chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải chuẩn bị mặt bằng xây dựng để thực hiện dự án theo quy định.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 8.365,651 tỷ đồng. Trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 4.962,894 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 595,547 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng là 1.287,547 tỷ đồng; chi phí lãi vay trong xây dựng (tạm tính) là 647,834 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 871,829 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, vốn nhà nước hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 1.300 tỷ đồng. Vốn nhà đầu tư huy động (nguồn vốn đầu tư BOT) là 7.065,651 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.413,130 tỷ đồng (chiếm 20% nguồn vốn đầu tư BOT) và vốn vay thương mại là 5.652,521 tỷ đồng (chiếm 80% nguồn vốn đầu tư BOT).

Về tiến độ, tờ trình của Bộ Giao thông Vận tải dự kiến sẽ huẩn bị dự án trong năm 2021 - 2022, lựa chọn nhà đầu tư trong năm 2022 - 2023. Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ được thực hiện trong năm 2022 - 2023 và thi công xây dựng công trình từ năm 2023 - 2025.

Chí Bình

Miss World Vietnam tiếp tục chọn MerryLand Quy Nhơn là địa điểm tổ chức Miss World Vietnam 2023

Thời sự   •   Thứ ba, 30/05/2023, 11:07 AM
Ngày 29/05/2023 tại khách sạn 5 sao Pullman Saigon Centre đã diễn ra họp báo Vòng chung khảo toàn quốc và Lễ ký kết nhà tài trợ địa điểm vòng chung kết toàn quốc Miss World Vietnam 2023. Theo đó, BTC Miss World Vietnam công bố quyết định tiếp tục chọn MerryLand Quy Nhơn trở thành địa điểm tổ chức Miss World Vietnam 2023. Như vậy, sau thành công của Miss World Vietnam 2022, một lần nữa thành phố bán đảo MerryLand Quy Nhơn tiếp tục được tin tưởng chọn trở thành địa điểm diễn ra vòng chung kết cuộc thi sắc đẹp uy tín, quy mô bậc nhất hiện nay.

Lâm Đồng: Thanh tra vạch rõ hàng loạt sai phạm đất đai ở Lâm Hà

Thời sự   •   Thứ bảy, 08/04/2023, 19:35 PM
Thanh tra tỉnh Lâm Đồng vừa thông báo kết luận thanh tra lại việc chấp hành các quy định của Luật Đất đai trong việc cho thuê đất, thực hiện nghĩa vụ tài chính, chuyển nhượng quyền thuê đất và tài sản gắn liền với đất thuê tại huyện Lâm Hà.

Loạt đột phá chính sách trong Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội

Thời sự   •   Thứ hai, 03/04/2023, 19:28 PM
Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội vừa được Chính phủ phê duyệt có nhiều điểm đáng chú ý như: bổ sung thêm việc huy động vốn từ quỹ đầu tư phát triển địa phương, hình thức huy động vốn từ nước nước ngoài; 20% diện tích đất thương mại trong dự án nhà ở xã hội được hạch toán riêng, không phải hạch toán chung vào cả dự án...

Cận cảnh tuyến đường 2.900 tỷ nối Hà Nội - Hưng Yên, đi qua hàng loạt KCN và đô thị

Thời sự   •   Thứ bảy, 01/04/2023, 09:26 AM
Tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài nối các huyện Khoái Châu - Văn Lâm đi qua nhiều khu nhà ở, khu công nghiệp sắp hoàn thành.

Giải cứu bất động sản - Một gợi ý từ câu chuyện của Novaland

Thời sự   •   Thứ năm, 30/03/2023, 15:23 PM
Tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản hay đàm phán giãn kỳ hạn là các biện pháp cần thiết để xử lý khối nợ trái phiếu đáo hạn, song các phương án đó hoặc quá lâu để được hiện thực hóa, hoặc chỉ giúp kéo dài thời gian nợ nần. Để xử lý được nợ, cứu cho doanh nghiệp khỏi đổ bể, nhất thiết phải có dòng tiền tươi. Phương án mà Novaland (HoSE: NVL) đưa ra có thể xem là một gợi ý cho các doanh nghiệp bất động sản trong việc tái cơ cấu nợ.