Thời sự   •   Thứ tư, 02/06/2021, 19:24 PM

Thủ tướng: '10 năm tới cần làm gần 4.000km đường cao tốc mới, đầu tư PPP là chính'

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong 20 năm qua chúng ta chỉ làm được gần 1.200km đường bộ cao tốc. Trong 10 năm tới (2021 - 2030), chúng ta cần phải làm gần 4.000km đường bộ cao tốc mới.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, Thủ tướng đánh giá cao sự chuẩn bị của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian ngắn đã rất nỗ lực xây dựng dự thảo tờ trình, báo cáo, cơ bản đáp ứng quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Tại cuộc họp về thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, Chính phủ thống nhất 5 quản điểm lớn. Cụ thể là trong 20 năm qua chúng ta chỉ làm được gần 1.200 km đường bộ cao tốc. Trong 10 năm tới (2021 - 2030), chúng ta cần phải làm gần 4.000 km đường bộ cao tốc mới.

"Đây là nhiệm vụ chính trị, là trách nhiệm và vinh dự của chúng ta trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Chúng ta quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ được giao với sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, của nhân dân, của ngân hàng và cả hệ thống chính trị", văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng nêu rõ.

Thứ hai, với nhiệm vụ được giao, ngân sách nhà nước cân đối tối đa cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vốn. Do vậy phải huy động tất cả các nguồn lực khác, cả trong và ngoài nước. Vốn ngân sách trung ương chỉ mang tính khơi nguồn, vốn xã hội hóa là quyết định; đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là chính.

Thứ ba, kế hoạch đầu tư cần hợp lý giữa các vùng, miền, nhất là đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, những vùng động lực; phải có trọng tâm, trọng điểm (tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến vành đai của thành phố Hà Nội và TP. HCM) và lộ trình phù hợp để phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư.

Thứ tư là phải đổi mới tư duy quản lý, đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương. Địa phương mong muốn có đường cao tốc thì phải chủ động vào cuộc, chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Giao các địa phương là cơ quan có thẩm quyền. Chính phủ hỗ trợ một phần chi phí xây lắp và có chính sách linh hoạt đối với các địa phương khó khăn.

Cuối cùng là cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; chống tham nhũng tiêu cực, lợi ích nhóm. Tất cả phải vì dân, vì nước, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết.

Thủ tướng giao Bộ GTVT tiếp thu các ý kiến góp ý xác đáng của các bộ, ngành tại cuộc họp ngày hôm nay để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, trong đó tên báo cáo cần cân nhắc điều chỉnh lại thành “Báo cáo thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.

Báo cáo phải tập trung đánh giá kết quả trong 5 năm gần đây và nhìn lại 20 năm qua; những mặt được, chưa được; nguyên nhân chủ quan, khách quan và đặc biệt là các bài học kinh nghiệm (về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tổ chức thực hiện; việc huy động nguồn lực; cơ chế, chính sách; cân đối vùng, miền...).

Số liệu đánh giá cần chi tiết một số dự án đường cao tốc đã triển khai (phụ lục bảng biểu minh họa rõ về tổng mức đầu tư, nguồn vốn, tiến độ, vướng mắc...) để thấy rõ ưu điểm, nhược điểm của từng mô hình đầu tư, từng cơ chế, chính sách.

Thủ tướng đề nghị Bộ GTVT cần xác định rõ nhu cầu đầu tư đường cao tốc; bám sát các điều kiện thực tế, cũng như các khó khăn vướng mắc... để từ đó xác định đúng tình hình, có bước đi thích hợp.

Cụ thể, mục tiêu xuyên suốt là đến năm 2025 phải cơ bản hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông (toàn quốc có khoảng 3.000 km), đến năm 2030 có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, tiết kiệm, chống tiêu cực, tham nhũng...

Báo cáo cần xác định rõ thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án cấp bách triển khai trước, mục tiêu phấn đấu hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào thời điểm thích hợp; đề xuất giải pháp huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện (trong đó phân cấp, chia sẻ trách nhiệm của địa phương; đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện được mục tiêu, trên cơ sở đúng thẩm quyền của từng cấp...).

Chí Bình
Theo VietnamFinance

Rối bời cao tốc TPHCM - Cần Thơ

Tuyến cao tốc TPHCM - Cần Thơ được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận báo cáo nghiên cứu tiền khả thi từ năm 2005, được phê duyệt quy hoạch chi tiết trong mạng lưới đường bộ cao tốc Bắc - Nam vào năm 2010. Tuyến có lưu lượng xe hàng đầu hiện nay và kết nối khu vực ĐBSCL với trung tâm kinh tế lớn TPHCM. Vì vậy, việc đẩy nhanh thực hiện nhằm sớm thông xe toàn tuyến là nhu cầu cấp bách.

Sống chuẩn thượng lưu ở The Matrix One

Thời sự   •   Thứ tư, 02/04/2025, 15:15 PM
Sở hữu chuỗi tiện ích sang - xịn – mịn bậc nhất trong các dự án cao cấp, hạng sang tại Hà Nội, chủ nhân các tòa căn hộ tại The Matrix One không chỉ “lãi” lớn từ việc tăng giá bất động sản, mà cả từ những trải nghiệm đậm chất hạng A khi sống ở dự án biểu tượng ở khu Tây.

Ra mắt Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia

Thời sự   •   Thứ hai, 24/03/2025, 18:22 PM
Sáng 22/3, tại Hà Nội, Hiệp hội Dữ liệu Quốc gia (NDA) chính thức ra mắt và tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất nhiệm kỳ 2025-2030.

Giá thuê văn phòng tại Tp.HCM đạt mức cao nhất từ trước đến nay

Thời sự   •   Thứ hai, 24/03/2025, 12:28 PM
Theo JLL Việt Nam, giá thuê văn phòng hạng sang tại khu vực trung tâm Tp. HCM đạt 67 USD/m², tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đề xuất thí điểm cho phép kinh doanh tại chung cư

Thời sự   •   Thứ hai, 24/03/2025, 12:21 PM
Phó phòng Kinh tế quận 1, Tp.HCM đề xuất cho phép thử nghiệm việc kinh doanh tại các chung cư, đặc biệt ở những khu vực có vai trò điểm nhấn và ảnh hưởng tích cực đến kinh tế.

Tổng Bí thư đề xuất thành lập "quỹ nhà ở quốc gia" để thúc đẩy nhà giá rẻ ở đô thị lớn

Thời sự   •   Thứ tư, 26/02/2025, 08:48 AM
Tổng Bí thư đề xuất thành lập "Quỹ nhà ở quốc gia" nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, góp phần biến đô thị thành động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước.