Khó khăn trong việc cải tạo chung cư cũ là vướng về dân số
Ông Dũng cho biết trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 1.579 nhà chung cư cũ, bao gồm 1.273 nhà thuộc 76 khu chung cư và 306 chung cư cũ độc lập. Đa số các nhà chung cư cũ được xây dựng trong những năm từ 1960 đến 1982, chủ yếu tập trung tại khu vực 4 quận nội thành cũ (thuộc khu vực hạn chế phát triển), phần lớn hiện đã hết niên hạn sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng và thiếu hụt trầm trọng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, không gian công cộng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân, có nhiều nhà nguy hiểm cấp C, cấp D nên cần phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng mới.
Từ năm 2007 đến nay (từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số34/2007/NQ-CP ngày 03/7/2007 về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xâydựng mới các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp), trên địa bàn Thành phố mới có14 dự án chung cư cũ được xây dựng mới đưa vào sử dụng (chiếm khoảng 1% tổngsố nhà ở chung cư cũ cần cải tạo, xây dựng mới trên địa bàn Thành phố).
Để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu 100% tái định cư tại chỗ cho các hộ dân và khả năng cân đối hiệu quả tài chính của dự án Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng cần phải điều chỉnh tăng các chỉ tiêu về dân số, giảm mật độ xây dựng, tăng chiều cao công trình và khai thác tối đa không gian ngầm để bố trí các dịch vụ thương mại, tiện ích công cộng và chỗ đỗ xe trong cácdự án thuộc khu vực 04 quận nội thành cũ (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai BàTrưng).
"Tại khoản 2 Điều 8 Luật Thủ đô có quy định việc điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội. Tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 101/2015/NĐ-CP quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc cho phép điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình; trường hợp nếu điều chỉnh tăng hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình khi cải tạo, xây dựng mới các nhà chung cư thuộc khu vực nội đô tại các đô thị mà theo quy hoạch chung đã được phê duyệt là khu vực phải hạn chế phát triển công trình cao tầng, giảm mật độ xây dựng và mật độ cư trú thì phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận.
"Tuy nhiên để Thành phố chủ động trong việc xem xét điều chỉnh đối với từng khu chung cư cũ, cần đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho UBND Thành phố được chủ động quyết định việc điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch nêu trên, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của từng dự án và khả năng đáp ứng của hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu vực", ông Dũng kiến nghị