Thị trường   •   Chủ nhật, 05/02/2023, 19:30 PM

Khó khăn đeo bám, doanh nghiệp bất động sản hụt hơi

Báo cáo tài chính quý IV/2022 với kết quả sụt giảm mạnh của các doanh nghiệp bất động sản đã phần nào phản ánh rõ nét những khó khăn mà thị trường bất động sản phải hứng chịu trong năm qua.

Khó khăn đeo bám, doanh nghiệp bất động sản hụt hơi

Quý “khủng hoảng” của nhiều doanh nghiệp địa ốc

Quý IV/2022 được xem là giai đoạn cực kỳ khó khăn với các doanh nghiệp bất động sản khi hầu hết đều có kết quả kinh doanh èo uột, thậm chí lỗ cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của công ty.

Tại Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land), trong quý IV/2022, doanh thu được ghi nhận hơn 319 tỷ đồng, nhưng doanh thu tài chính giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 81 tỷ đồng. Dù lợi nhuận gộp dương, nhưng lợi nhuận sau thuế suy giảm do chi phí tài chính tăng khi Công ty thực hiện thu hồi các khoản cho vay ngắn hạn trong năm và trích trước các khoản chi phí tài chính. Kết quả là TTC Land lỗ hơn 91 tỷ đồng trong quý IV/2022 - ghi nhận lần đầu báo lỗ từ năm 2020.

Cũng nằm trong nhóm doanh nghiệp thua lỗ kỷ lục, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (LDG) chỉ đạt doanh thu gần 47 tỷ đồng trong quý IV/2022. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng nên doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 39 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên LDG kinh doanh thua lỗ kể từ quý III/2016.

Theo giải trình từ phía LDG, nguyên nhân thua lỗ là chi phí tài chính tăng cao khi Công ty phải chi hơn 15 tỷ đồng cho chi phí lãi vay, hơn 31 tỷ đồng phân chia lợi ích hợp tác đầu tư và 20 tỷ đồng chi phí tài chính khác. Lũy kế cả năm 2022, LDG đạt 276 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế 4 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 12% mục tiêu doanh thu và 1,3% mục tiêu lợi nhuận.

Doanh thu quý IV/2022 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh cũng giảm sâu, chỉ còn 984 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm 2021, từ đó lỗ sau thuế 460 tỷ đồng. Tuy nhiên, do đầu năm kinh doanh có lãi, nên cả năm 2022, Đất Xanh vẫn ghi nhận lãi 469 tỷ đồng, giảm 71% so với năm ngoái.

Một loạt doanh nghiệp có tên tuổi khác dù nằm top doanh nghiệp tốt trong ngành, nhưng quý IV/2022 cũng sụt giảm mạnh doanh thu, lợi nhuận. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nhà Khang Điền ghi nhận doanh thu tăng bằng lần, đạt 1.234 tỷ đồng, nhưng do giá vốn hàng bán chiếm tới 76%, nên lãi gộp chỉ còn hơn 298 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, Khang Điền đạt doanh thu thuần 2.912 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 1.081 tỷ đồng, giảm 10,2% so với năm 2021. Như vậy, so với kế hoạch năm 2022, Công ty mới hoàn thành được 73% mục tiêu doanh thu và 77% mục tiêu lợi nhuận.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt phải “vật lộn” với nợ trái phiếu, phải bán bớt tài sản, nên doanh thu thuần chỉ đạt 15 tỷ đồng trong quý IV/2022, trong khi phí lãi vay tăng gấp đôi. Quý này có thể xem là quý “khủng hoảng” của Phát Đạt khi cổ phiếu bị lao dốc 28 phiên, kéo giá trị vốn hóa công ty giảm mạnh từ 37.000 tỷ đồng xuống dưới 10.000 tỷ đồng. Lãnh đạo Công ty phải liên tục bổ sung tài sản vì cầm cố cổ phiếu để phát hành trái phiếu, đồng thời bán bớt tài sản để xử lý nợ…

Loạt doanh nghiệp phá sản

Bức tranh kinh doanh của một số doanh nghiệp địa ốc phần nào phản ánh những khó khăn mà các doanh nghiệp phải trải qua trong năm vừa qua. Báo cáo của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) công bố mới đây đưa ra con số giật mình, khi số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, với gần 1.200 doanh nghiệp.

Cơ quan này cũng đánh giá, năm 2022 là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất - kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Nhiều doanh nghiệp dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO...

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, nguyên nhân là doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, huy động vốn của khách hàng dẫn đến thiếu vốn phải giãn hoặc tạm dừng tiến độ thực hiện dự án... Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát hành trái phiếu và huy động vốn dẫn đến nguy cơ không có khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn. Thời gian tới, một số doanh nghiệp còn phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, hiện có doanh nghiệp giảm 60 - 70% lượng nhân sự, đồng thời cắt giảm lương; một số công ty phải cho nhân viên nghỉ việc. “Thị trường bất động sản khó khăn thì nhân sự trong ngành, đặc biệt là nhân sự tuyến đầu như môi giới bất động sản, là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề nhất. Ước lượng số môi giới đang hoạt động hiện chỉ còn khoảng 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm”, ông Châu nói.

Trọng Tín

Bất động sản 2023: ‘Đừng chờ bắt đáy mà bỏ lỡ cơ hội’

Ông Nguyễn Anh Quê, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, nhà đầu tư cần bổ sung, tích lũy kiến thức, chuẩn bị kế hoạch tài chính tốt để khi giá giảm có thể mua vào, đừng ham “bắt đáy”, chờ giá giảm thêm mà bỏ lỡ cơ hội”.

Thị trường đất nền ven Hà Nội đang diễn biến ra sao?

Thị trường   •   Thứ hai, 22/04/2024, 12:33 PM
Thị trường đất nền vùng ven Hà Nội xuất hiện nhiều hơn các nhà đầu tư đi "săn" đất, các dự án có pháp lý đảm bảo, có hạ tầng và tiện ích hiện hữu ghi nhận mức tăng giá lên tới 40%.

Đề xuất giảm thuế với căn hộ nhà ở xã hội để bán, thuê mua

Thị trường   •   Thứ sáu, 19/04/2024, 14:04 PM
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng, thế hệ gen Z đang lựa chọn thuê thay vì mua nhà ở nên kiến nghị bổ sung giảm 50% thuế VAT, TNDN cho căn hộ để bán, thuê mua; giảm 70% với căn hộ cho thuê nhằm khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội.

BĐS Đà Nẵng và Quảng Nam duy trì vị thế chủ lực cung - cầu của thị trường

Thị trường   •   Thứ sáu, 19/04/2024, 14:04 PM
Bước sang quý 2/2024, dự báo thị trường BĐS Đà Nẵng và vùng phụ cận sẽ có những tiến triển nhất định, tùy vào từng phân khúc cụ thể. Trong đó, BĐS Đà Nẵng và Quảng Nam duy trì vị thế chủ lực cung - cầu của thị trường.

Thanh Hóa: Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng "hâm nóng" các dự án nhà ở xã hội

Thị trường   •   Thứ năm, 11/04/2024, 15:15 PM
Để triển khai hiệu quả gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa đã yêu cầu các ngân hàng tham gia chương trình trên địa bàn tỉnh quán triệt, triển khai Nghị quyết số 33/NQ-CP.

Thị trường BĐS dự báo tín hiệu khởi sắc sẽ rõ nét hơn trong quý 2/2024

Thị trường   •   Thứ năm, 11/04/2024, 15:15 PM
Bước sang quý 2/2024, thị trường BĐS Tp.HCM và vùng phụ cận dự báo tín hiệu khởi sắc sẽ rõ nét hơn, mức độ chuyển biến tích cực tùy vào từng phân khúc cụ thể. Nhiều diễn biến tích cực